Mổ Glocom cườm mắt và chi phí phẫu thuật Glocom
Phẫu thuật là một phương pháp hiệu quả và dứt điểm trong phác đồ điều trị bệnh glocom. Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ được kê thuốc tra mắt và thuốc uống. Tuy vậy, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng làm chậm hoặc ngưng sự phát triển của bệnh. Mổ vẫn là phương án tối ưu để mắt trở lại trạng thái bình thường.
Mổ Glocom cườm mắt và chi phí phẫu thuật Glocom
Chi phí phẫu thuật glocom là bao nhiêu? Việc định giá của một ca mổ glocom không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần xác định được hình thái bệnh và phương pháp mổ cụ thể. Toàn bộ những thông tin cần biết liên quan tới phẫu thuật glocom sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vì sao cần mổ glocom?
Glocom cườm nước là bệnh lý về mắt, gây tổn hại tới hệ thần kinh thị giác. Do đó, người khi mắc glocom sẽ bị suy giảm thị lực nghiêm trọng. Lâu dần, khi bệnh tiến triển nặng, mắt có thể mất thị lực vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời.
Phẫu thuật là một phương pháp hiệu quả và dứt điểm trong phác đồ điều trị bệnh glocom. Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ được kê thuốc tra mắt và thuốc uống. Tuy vậy, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng làm chậm hoặc ngưng sự phát triển của bệnh. Mổ vẫn là phương án tối ưu để mắt trở lại trạng thái bình thường.
Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc để làm chậm hoặc ngưng sự phát triển của bệnh
Cườm nước có những dấu hiệu đặc trưng như đỏ mắt, chảy nước mắt, đau mắt hoặc đau hốc mắt dữ dội, tạo cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó chịu. Hơn hết, bệnh khi để lâu sẽ bị mù lòa và không thể hồi phục. Do đó, mổ là lựa chọn cần thiết nhằm tránh tình trạng trên.
Vậy những trường hợp nào nên mổ mắt glocom?
Những ai nên mổ glocom?
Những người thuộc các nhóm dưới đây sẽ được chỉ định mổ glocom:
Glôcôm góc đóng cơn cấp:
- Đau, nhức mắt dữ dội; cơn đau lan lên đỉnh đầu
- Mắt đỏ, phù nề mi, chảy nước mắt
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng, thấy quầng màu khi nhìn vào ánh đèn
- Mắt mờ, cảm giác như có lớp sương mờ bao phủ
- Mắt căng cứng rõ rệt khi sờ vào
Glôcôm góc đóng bán cấp:
- Xuất hiện cơn nhức mắt, đau đầu theo đợt, đi kèm thị lực giảm, khi cơn đau hết thị lực trở lại bình thường
- Tần suất cơn đau tăng
- Thị lực giảm mạnh
- Thị trường bị thu hẹp
Glôcôm góc mở:
- Giai đoạn đầu: Không có biểu hiện, bệnh tiến triển âm thầm, thỉnh thoảng có cơn đau mắt thoáng qua
- Giai đoạn sau: Các triệu chứng dần xuất hiện, mắt mờ dần, xung quanh ánh đèn có quầng sáng xanh hoặc đỏ
Mỗi hình thái của bệnh sẽ tương ứng với cách mổ khác nhau. Do một vài nguyên nhân như tuổi quá cao, bệnh nền nặng, ca mổ có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Trước khi thực hiện ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ khám toàn diện mắt và một số thủ tục khám liên quan để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Sau khi tìm hiểu về đối tượng cần mổ, bạn cần tìm hiểu rõ về chi phí mổ.
Chi phí phẫu thuật glocom là bao nhiêu? Có được bảo hiểm chi trả không?
Chi phí phẫu thuật glocom không được cố định. Có nhiều yếu tố quyết định tới giá thành ca mổ cườm nước, bao gồm:
- Thời gian chữa trị
- Phương pháp phẫu thuật
- Loại thuốc sử dụng
- Số lần chữa trị
Chi phí phẫu thuật glocom được quyết định bởi nhiều yếu tố
Trung bình, giá của một ca mổ glocom bằng laser sẽ nằm trong khoảng 1-2 triệu đồng cho một mắt. Ngoài ra, phẫu thuật sẽ có giá cao hơn. Ví dụ, chi phí cho mổ phẫu thuật cắt bè nằm trong khoảng 4-5 triệu đồng một mắt.
Vậy mổ cườm nước có được Bảo hiểm xã hội chi trả không? Theo luật hiện nay, người trên 80 tuổi sẽ được BHYT hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh, không ngoại trừ cườm mắt. Người dưới 80 tuổi sẽ được hưởng 70%-80% tiền viện phí, trong trường hợp điều trị đúng tuyến. Nếu mổ ở bệnh viện khác tuyến, bạn chỉ được hỗ trợ 40% từ BHYT.
Nói tóm lại, để xác định giá phẫu thuật cườm mắt, bạn cần biết được phương pháp mổ cụ thể. Từ đó, chi phí cụ thể sẽ được công khai. Hơn hết, người nhà và bệnh nhân cần chuẩn bị chu đáo, bao gồm cả sức khỏe, tinh thần và kinh tế.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin quan trọng về mổ glocom và chi phí phẫu thuật glocom. Người bệnh khi có quyết định tiến tới phẫu thuật để điều trị cườm nước cần nghe theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các độc giả.
>>> xem thêm: So sánh: Glôcôm góc mở và góc đóng có gì khác biệt?