Bệnh glocom nên kiêng ăn gì? Cách chăm sóc bệnh nhân glocom

Bệnh glocom nên kiêng ăn gì? Cách chăm sóc bệnh nhân glocom

Việc điều trị glocom có thể phải kéo dài suốt đời, đặc biệt đối với giai đoạn nặng. Tạo thói quen sinh hoạt khoa học sẽ khiến bệnh nhân có thêm sức khỏe để chữa trị.

Bệnh glocom nên kiêng ăn gì? Cách chăm sóc bệnh nhân glocom

Bệnh glocom kiêng an gì? Chế độ dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe của mắt. Thực đơn chứa nhiều đồ ăn tốt cho mắt sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng của mắt tốt hơn. Từ đó, quá trình điều trị thêm phần hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân glocom

Bên cạnh tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc mắt, người nhà và bệnh nhân cần xây dựng thực đơn khoa học nhằm cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho mắt. 

Bệnh glocom nên kiêng an gì?

Các nhóm thực phẩm cần tránh với bệnh  glocom:

 

  • Thực phẩm nhiều đường:

 

Tinh bột và đường thuộc dạng carbohydrate đơn giản. Cơ thể khi chứa quá nhiều hai chất trên sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao. Áp lực trong mắt lúc này cao hơn mức cho phép khiến tổn thương một vài bộ phận bên trong mắt.

Bệnh nhân mắc glocom cần hạn chế tối đa carbohydrate đơn giản. Bao gồm các đồ ăn như đường, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,... Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn nhưng bạn nên thay thế bằng dạng carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ, yến mạch, rau có màu xanh.

 

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ:

 

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ là nguyên nhân khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Cùng với đó, một vài nguy cơ như vỡ mạch máu mắt, làm giảm dưỡng chất của dây thần kinh thị giác cũng có khả năng xuất hiện. Do vậy, người mắc glocom cần hạn chế đồ ăn chứa chất béo hại như mỡ lợn, nội tạng động vật, khoai tây chiên, da gia cầm, xúc xích...

 

  • Cà phê, trà:

 

Khoa học đã chứng minh cà phê, trà, thực phẩm chứa chất cafein sẽ tác động lên mắt, làm tăng lượng thủy dịch khiếp áp suất tăng theo. Dây thần kinh thị giác bị phá hủy nghiêm trọng. Dù là người bệnh hay khỏe mạnh thì đều không được lạm dụng nhóm thực phẩm trên.

Bệnh glôcôm kiêng an gì? Cafe là thức uống bệnh nhân cần hạn chế

Bệnh glôcôm kiêng an gì? Cafe là thức uống bệnh nhân cần hạn chế

 

  • Thuốc lá, rượu bia:

 

Thuốc lá, rượu, chất kích thích có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tổng thể. Mắt cũng không ngoại lệ. Cơ thể khi nạp quá nhiều chất kích thích từ bia rượu hay thuốc lá sẽ làm giảm thị lực nhanh chóng.

Bệnh nhân glocom nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Một số dưỡng chất chính cần bổ sung cho mắt trong quá trình điều trị glocom:

 

  • Vitamin A:

 

Chất có vai trò lớn trong việc duy trì độ trong suốt của giác mạc, phòng ngừa thoái hóa hoằng điểm vàng do tuổi cao và chống đục thủy tinh thể. Cà rốt, rau chân vịt, khoai lang, súp lơ xanh, ớt chuông, bí đỏ, cà chua...là những thực phẩm giàu vitamin A.

 

  • Vitamin C:

 

Vitamin C là chất có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại cho mắt. Thực phẩm chứa vitamin C còn hạn chế tổn hại ở thần kinh thị giác do tăng nhãn áp. Chất có nhiều vitamin C bao gồm kiwi, ớt chuông, bưởi, ổi, cam, cà chua...

 

  • Lutein, zeaxanthin:

 

Đây là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, phòng trừ gốc tự do gây hại tới thị giác. Nguồn thực phẩm giàu Lutein, zeaxanthin bao gồm: Cải bắp, cải bó xôi, ngô ngọt, bí đỏ, măng tây, dền, đậu xanh...

 

  • Flavonoid:

 

Là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ thần kinh thị giác, Flavonoid có nhiều nhất trong các loại quả mọng như nho, cà chua cùng các đồ khác như lúa mì, trà.

 

  • Acid béo không bão hòa:

 

Khác với chất béo hại, chất béo không bão hòa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mắt và toàn cơ thể. Chất bao gồm omega3 và omega 6. Trong đó, omega3 thường được lấy từ các loại cá biển còn omega6 được chiết từ dầu hạt và hạt óc chó, hướng dương, vừng, hạnh nhân...

 

  • Protein:

 

Protein là dưỡng chất thiết yếu trong thực đơn hàng ngày. Sữa, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc là loại đồ ăn chứa nhiều protein.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cũng như hồi phục của mắt glocom. Khi được cung cấp đủ dưỡng chất, mắt sẽ đủ khả năng để tái tạo, chống lại các yếu tố gây bệnh, tái phát bệnh. Nhìn chung, một thực đơn lành mạnh là điều cần thiết đối với bệnh nhân glocom.

Song song với những bữa ăn bổ dưỡng, cách chăm sóc sức khỏe cũng cần được thực hiện đúng cách.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân glocom

Có hai lưu ý quan trọng cho bệnh nhân sau mổ glocom: Chú ý tới sinh hoạt, nghỉ ngơi và thăm khám mắt định kỳ.

Chế  độ vận động, nghỉ ngơi

  • Không tự điều khiển phương tiện giao thông trong ngày đầu tiên
  • Không vận động nặng như bơi lội, chơi tennis, chạy bộ và các môn thể thao khác
  • Hạn chế cúi đầu xuống thấp trong 2-3 tuần đầu sau mổ
  • Không để nước bẩn, chất tẩy rửa, xà phòng rơi vào mắt mổ
  • Đeo kính bảo hộ nhiều nhất có thể để bảo vệ mắt
  • Không dụi tay vào mắt
  • Để mắt nghỉ ngơi, chỉ làm việc nhẹ nhàng trong vòng 2 tuần đầu; nếu công việc đặc thù cần tiếp xúc với khói bụi hoặc hoạt động nhiều thì nên nghỉ ngơi lâu hơn
  • Tạo môi trường sinh hoạt, làm việc đầy đủ ánh sáng, thanh lọc bụi bẩn 

Người bệnh cần tránh những môn thể thao mạnh như tennis

Người bệnh cần tránh những môn thể thao mạnh như tennis

Thăm khám định kỳ tại bệnh viện

  • Uống thuốc, tra thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ
  • Tái khám theo lịch hẹn đầy đủ
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi: Mắt mờ, đau nhức, mắt đỏ bất thường, chớp lòa

Để tuân theo những chỉ dẫn trên, người nhà cần kết hợp với bệnh nhân nhằm tạo ra không gian sống phù hợp với tình trạng bệnh. Việc điều trị glocom có thể phải  kéo dài suốt đời, đặc biệt đối với giai đoạn nặng. Tạo thói quen sinh hoạt khoa học sẽ khiến bệnh nhân có thêm sức khỏe để chữa trị.

Bệnh glôcôm kiêng an gì? Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về thực đơn dành cho bệnh nhân glocom. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho các độc giả.

>>> xem thêm: Những phương pháp điều trị bệnh glocom cấp hiệu quả nhất