Bệnh glocom có chữa được hay không? Các phương pháp mổ glocom an toàn hiện nay
Glocom là hiện tượng nhãn áp trong mắt tăng lên bất thường. Điều này khiến dây thần kinh thị giác bị chèn ép, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Theo thời gian, mắt dần mờ đi và có khả năng dẫn tới mù lòa vĩnh viễn.
Bệnh glocom có chữa được hay không? Các phương pháp mổ glocom an toàn hiện nay
Bệnh glocom có chữa được không? Glocom hay còn được gọi bằng tên thiên đầu thống là một bệnh lý về mắt. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh thị giác nên mắt sẽ chịu nhiều tổn thương khi mắc phải căn bệnh này. Cùng tìm hiểu sâu hơn về độ nguy hiểm của glocom qua bài viết dưới đây.
Bệnh glocom có nguy hiểm không?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu bệnh glocom là gì?
Khái niệm bệnh glocom
Glocom là hiện tượng nhãn áp trong mắt tăng lên bất thường. Điều này khiến dây thần kinh thị giác bị chèn ép, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Theo thời gian, mắt dần mờ đi và có khả năng dẫn tới mù lòa vĩnh viễn.
Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, nhưng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em. Đặc biệt, những người cận thị nặng, huyết áp cao hay nhãn áp cao là đối tượng dễ bị glocom. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh có khả năng di truyền sang thế hệ sau.
Bệnh glocom sẽ nguy hiểm khi để tình trạng nặng
Khi mắc glocom, ban đầu người bệnh sẽ có một vài triệu chứng như:
- Mắt bị đau và nhức, lan dần ra nửa đầu bên đó, nhức nhối, âm ỉ
- Thường xuyên có cảm giác căng cứng ở mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt
- Thị lực giảm, bị thu hẹp tầm nhìn
- Khi chạm vào nhãn cầu thấy cứng hơn bình thường
- Phù giác mạc, mờ, đục
- Buồn nôn, chán ăn
- Nhạy cảm với ánh sáng, lâu dần bệnh nhân bị sợ ánh sáng và tiếng động
Các hiện tượng trên có thể chưa ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, nhưng đây là tiền đề để bạn phát hiện ra bệnh. Theo thời gian, các triệu chứng sẽ nặng hơn. Thị lực mờ hẳn đi kết hợp với cảm giác đau, nhức sẽ khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường.
Hậu quả cuối cùng mà glocom gây ra đối với người bệnh là mù lòa. Đây là việc hoàn toàn có thể xảy ra nếu mắt không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Trong các nguyên nhân gây mù mắt phổ biến nhất, glocom đứng vị trí thứ 3 sau đục thủy tinh thể và các bệnh lý bán phần sau. Với dẫn chứng trên, độc giả có thể nhận thấy được về mức độ nguy hiểm của bệnh.
>>> xem thêm: Mắt bị cườm là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Vậy bệnh glocom có chữa được không?
Bệnh glocom có chữa được không?
Glocom có thể được kiểm soát và ngăn chặn tình trạng mù lòa. Trên thực tế, mục đích của việc điều trị bệnh glocom là làm ngưng hoặc làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Từ đó, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ được cải thiện.
Có hai phương pháp điều trị hiện nay, bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật. Việc lựa chọn cách thức chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ cân nhắc về điều kiện, tình trạng của mắt và sức khỏe toàn thân để chỉ định phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
- Đối với người mắc glocom dạng nhẹ:
Thuốc là phương án ban đầu để điều trị bệnh, song song với đó là thực hiện chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, thuốc sẽ không có tác dụng lâu dài.
- Đối với người mắc glocom dạng nặng:
Mắt bị glocom đã có chuyển biến nặng, hệ thần kinh thị giác bị tổn thương nặng nề cần tiến hành phẫu thuật nhanh chóng để không xảy ra mù lòa.
Về cách thức mổ, hiện nay Việt Nam thường áp dụng ba kiểu chính: Mổ bằng laser (trabeculoplasty), cấy ghép ống thoát thủy dịch và cắt bè củng giác mạc. Cụ thể như sau:
- Mổ bằng laser (trabeculoplasty):
Phương pháp không cần dùng đến dao, kéo. Bác sĩ sẽ sử dụng laser chiếu trực tiếp vào khu bè giác mạc. Đây là khu vực thoát dịch, được tạo khoảng 100 lỗ siêu nhỏ để thủy dịch đi ra ngoài. Thời gian thực hiện chỉ kéo dài từ 15 đến 20 phút. Người mổ vẫn cần theo dõi sau 2-5 năm để phòng bệnh tái phát.
Bệnh glocom có chữa được không? Mổ bằng laser sẽ khiến bệnh không trở nặng, tránh được tình trạng mù lòa
- Cấy ghép ống thoát thủy dịch:
Phẫu thuật viên dùng một chiếc ống dài và nhỏ bằng silicon, đưa vào mắt để tạo thành ống thoát cho thủy dịch. Phương pháp trên thường khiến nhiều bệnh nhân khó chịu sau khi mổ do bắt buộc phải băng mắt. Tổng thời gian dành cho ca mổ lâu do mắt cần được theo dõi trong vài tuần.
- Cắt bè củng giác mạc:
Cắt bè củng giác mạc có tuổi đời lâu hơn 2 phương pháp trên. Về kỹ thuật, một phần của bè củng giác mạc và mống mắt sẽ được cắt đi, tạo đường thoát cho chất dịch. Thủy dịch bị thừa sẽ đi theo đường đó thoát ra. Áp suất trong mắt dần ổn định.
Phác đồ điều trị glocom ngày càng được cải thiện nhằm mang tới sự an toàn, thoải mái cao hơn cho người bệnh. Trong đó, phẫu thuật bằng laser được đánh giá là một bước tiến lớn trong việc chữa bệnh glocom. Nhìn chung, hầu hết các ca mổ tăng nhãn áp đều có kết quả khả quan, thị lực được cải thiện rõ ràng.
Bệnh glocom có chữa được không? Bài viết đã giải đáp rõ ràng về thắc mắc này. Các thông tin cần biết về cách điều trị tăng nhãn áp cũng đã được chia sẻ đầy đủ. Hy vọng độc giả sẽ hiểu hơn về bệnh lý trên.
>>> xem thêm: Bệnh glocom là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của glocom