Mắt bị cườm là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

 

Cườm nước hay cườm khô đều là bệnh nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của mắt. Hai căn bệnh đều phổ biến với người già, xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 50-60.

 

Mắt bị cườm là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Mắt bị cườm là tình trạng xảy ra phổ biến với nhiều người. Bệnh được  chia thành hai loại: Cườm nước và cườm khô. Người khi cườm mắt đều bị giảm thị lực, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và có nguy cơ mờ hẳn hoặc mù lòa.

Mắt bị cườm là gì? Phương pháp điều trị của bệnh 

Hai loại cườm nước và cườm khô tuy cùng thuộc nhóm bệnh cườm mắt nhưng khác nhau hoàn toàn về cơ chế phát bệnh và cách điều trị. Nội dung dưới đây sẽ làm rõ về hai căn bệnh trên.

Cườm nước

Khái niệm:

Cườm nước có tên tiếng anh là Glaucoma hay còn được gọi là chứng tăng nhãn áp. Mắt người chứa một loại chất lỏng là thủy dịch. Nó lưu thông xung quanh mắt thường xuyên để nuôi dưỡng các bộ phận bên trong mắt. Khi sự lưu thông ở trạng thái cân bằng, thủy dịch sẽ thoát ra khỏi mắt bằng lỗ nhỏ ở phía trước, đi vào cơ thể.

Mắt bị cườm khi lỗ thoát thủy dịch bị bít hoặc ứ lại. Thủy dịch tăng lên bất thường cũng là nguyên nhân cườm nước, từ đó gây tăng nhãn áp trong mắt. Dây thần kinh thị giác làm nhiệm vụ dẫn tín hiệu từ võng mạc lên não bị tổn thương có thể khiến mắt mất đi thị lực vĩnh viễn.

4 loại cườm nước chính:

  • Tăng nhãn áp mạn tính góc mở
  • Tăng nhãn áp cấp tính góc đóng
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh
  • Tăng nhãn áp thứ cấp

Triệu chứng:

Triệu chứng sẽ phụ thuộc vào từng loại cườm nước, cụ thể:

  • Tăng nhãn áp mạn tính góc mở: 

Không có triệu chứng trong giai đoạn đầu và thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Dấu hiệu nhận biết là xung quanh tầm nhìn bị mờ đi, chỉ thấy một khoảng ở giữa khiến bệnh nhân cảm giác như nhìn xuyên qua đường hầm.

  • Tăng nhãn áp góc đóng: 

Mắt đau dữ dội, tầm nhìn bị mờ đi, đỏ mắt, thấy quầng sáng cầu vồng khi nhìn vào ánh đèn, mắt sưng, buồn nôn.

Đau mắt, sưng mắt, đỏ mắt là dấu hiệu của mắt bị cườm nước

Đau mắt, sưng mắt, đỏ mắt là dấu hiệu của mắt bị cườm nước

  • Tăng nhãn áp bẩm sinh: 

Trẻ vài tháng tuổi bị đỏ mắt, sợ ánh sáng, bị lồi mắt, mắt mở to hơn bình thường (một hoặc hai mắt).

  • Tăng nhãn áp thứ cấp: 

Bệnh nhân thường có dấu hiệu tương tự với loại tăng nhãn áp góc mở hoặc góc đóng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Phương pháp điều trị:

Bệnh cườm mắt và cách điều trị có mục tiêu là làm giảm áp suất trong mắt. Tùy thuộc vào loại tăng nhãn áp mà người bệnh đang mắc phải, bác sĩ sẽ có phương pháp phù hợp:

  • Tăng nhãn áp góc mở: 

Người bệnh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc nhỏ mắt, mỗi loại nhỏ cách nhau 15 phút để tránh sự tương tác thuốc. Một cách can thiệp khác là phẫu thuật mở đường thoát dịch cho mắt bằng laser.

 

  • Tăng nhãn áp góc đóng:

 

Nhỏ mắt, uống thuốc, tiêm để giảm áp lực của thủy dịch trong mắt; phẫu thuật bằng kỹ thuật iridotomy cho một số trường hợp nặng.

  • Tăng nhãn áp bẩm sinh: Gây mê toàn thân cho trẻ để phẫu thuật
  • Tăng nhãn áp thứ phát: Điều trị bệnh nền

Cườm khô

Khái niệm:

Cườm khô là bệnh đục thủy tinh thể. Các protein bên trong thủy tinh thể không dàn đều mà co lại thành đám, tạo ra mảng đục làm mất đi độ trong suốt của thủy tinh thể. Mảng đục sẽ làm cản trở đường truyền của tia sáng tới võng mạc, khiến hình ảnh khi nhìn bị mờ.

Triệu chứng:

Triệu chứng của bệnh cườm khô có đặc điểm là phát triển chậm, không gây đau đớn cho người bệnh. Chúng chủ yếu làm cản trở sinh hoạt hàng ngày. Một số dấu hiệu cơ bản:

  •  Nhạy cảm với ánh sáng mạnh, thấy quầng sáng bao quanh khi nhìn vào bóng đèn
  • Tầm nhìn bị mờ đi, giống như bị phủ bởi một lớp sương mù
  • Giảm khả năng nhìn trong bóng tối
  • Màu sắc của vật khi nhìn nghiêng về màu vàng nhạt
  • Tầm nhìn đôi
  • Xuất hiện tình trạng ruồi đậu (chấm đen trước mắt)
  • Thay đổi kính liên tục do thị lực giảm

Phương pháp điều trị 

Phác đồ điều trị bệnh cườm khô được chia thành hai giai đoạn chính:

 

  • Giai đoạn nhẹ:

 

Cải thiện chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn, sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt theo đơn kê của bác sĩ.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng là một cách điều trị trong giai đoạn cườm khô nhẹ

Cải thiện chế độ dinh dưỡng là một cách điều trị trong giai đoạn cườm khô nhẹ

 

  • Giai đoạn nặng:

 

Tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể bằng phương pháp mổ Phaco hoặc mổ bằng laser.

Cườm nước hay cườm khô đều là bệnh nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của mắt. Hai căn bệnh đều phổ biến với người già, xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 50-60. Cách thức điều trị khác nhau nên người bệnh cần nắm rõ thông tin để việc chữa trị được hiệu quả và đúng cách.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra mắt bị cườm?

>>> xem thêm: Đục bao sau thủy tinh thể là bệnh gì? Phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây ra bệnh cườm mắt

Nguyên nhân của bệnh cườm nước và cườm khô cụ thể như sau:

Đối với bệnh cườm nước

  • Tuổi cao: 10 người trên 75 tuổi thì có 9 người mắc glaucoma (vinmec.com)
  • Dân tộc: Người có gốc gác từ châu Phi, châu Á hoặc Caribbean có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các khu vực khác
  • Di truyền: Trong gia đình có người bị cườm nước thì nguy cơ mắc cao hơn 5-6 lần (vinmec.com)
  • Bị chấn thương ở mắt
  • Cận thị nặng
  • Hút thuốc lá quá nhiều
  • Tăng huyết áp
  • Bề dày giác mạc bị giảm

Đối với bệnh cườm khô:

  • Tuổi tác: Cùng với các bộ phận khác trên cơ thể, thủy tinh thể cũng bị lão hóa khi về già
  • Mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao
  • Chế độ dinh dưỡng kém, hút thuốc là và sử dụng đồ uống có cồn nhiều
  • Mắt tiếp xúc với môi trường khói bụi, tia có hại, khí độc hại
  • Mắt bị chấn thương

Tiếp xúc nhiều với tia sáng có hại là nguyên nhân khiến mắt bị cườm

Tiếp xúc nhiều với tia sáng có hại là nguyên nhân khiến mắt bị cườm

Nguyên nhân của cườm nước và cườm khô xuất phát từ các tác nhân bên ngoài và do thay đổi bên trong mắt. Chế độ sinh hoạt hay dinh dưỡng đều liên quan mật thiết tới nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt đối với mắt cườm khô. Việc nắm rõ nguyên do là điều vô cùng cần thiết để phòng và chữa bệnh.

Với nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực, con người cần làm thế nào để hạn chế bệnh?

>>> xem thêm: Đục thủy tinh thể có chữa được không? Dấu hiệu và cách điều trị

Cách để hạn chế mắt bị cườm

Các lưu ý dành cho mắt để phòng ngừa bệnh:

  • Chăm sóc mắt thường xuyên
  • Hạn chế tối đa mắt tiếp xúc với tia sáng có hại
  • Nếu mắt phải tiếp xúc với ánh sáng có hại do đặc thù công việc thì cần đeo kính bảo hộ
  • Dành thời gian cho mắt thư giãn mỗi ngày, đặc biệt đối với người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại
  • Cải thiện bữa ăn, bổ sung dưỡng chất nuôi mắt khỏe mạnh cũng như tránh nguy cơ mắc bệnh gây ra cườm nước và cườm khô
  • Điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường, huyết áp, bệnh liên quan tới tuyến giáp (nếu có)
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần

Bảo vệ và chăm sóc mắt vẫn là điều chưa được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, nếu bạn biết cách bảo vệ mắt đúng cách thì sẽ tránh được nhiều bệnh lý về mắt. Do đó, để giảm thiểu mối nguy hại cho mắt thì bạn chú trọng tới những lưu ý trên.

Như vậy, bài viết đã cung cấp toàn bộ thông tin về tình trạng mắt bị cườm. Là một bộ phận quan trọng và nhạy cảm, mắt cần được quan tâm đúng cách để luôn sáng khỏe. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho độc giả.

>>> xem thêm: Đục bao sau thủy tinh thể là bệnh gì? Phương pháp điều trị