Thoái hóa hoàng điểm là bệnh gì? Phương pháp điều trị thoái hóa hoàng điểm

Thoái hóa hoàng điểm là bệnh gì? Phương pháp điều trị thoái hóa hoàng điểm

Là bệnh nội khoa nên việc điều trị thoái hóa hoàng điểm không thể dứt điểm trong một thời gian ngắn. Người nhà và bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý và kinh tế cho quá trình chữa trị lâu dài. Hơn hết, mọi quyết định của người bệnh cần tôn trọng ý kiến của bác sĩ.

Thoái hóa hoàng điểm là  gì? Phương pháp điều trị tối ưu

Điều trị thoái hóa hoàng điểm chỉ có mục đích là kìm hãm sự tiến triển của bệnh. Hiện nay chưa có thuốc trị dứt điểm loại bệnh này. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học thì con người hoàn toàn có thể khống chế được bệnh cũng như đưa ra cách phòng ngừa tốt nhất. 

Thoái hóa hoàng điểm là loại bệnh gì?

Hoàng điểm (điểm vàng) là một bộ phận của võng mạc, nằm phía sau mắt. Chúng có chiều dài khoảng 5mm, nhận vai trò là thị lực trung tâm. Nhờ hoàng điểm, con người có thể nhận biết màu và các chi tiết nhỏ của vật. Cũng giống như các bộ phận khác, điểm vàng cũng có lúc bị thoái hóa và ảnh hưởng không nhỏ tới thị lực của người bệnh.

Khái niệm

Bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt là hiện tượng thoái hóa các tế bào ở điểm vàng. Khả năng nhìn vật thể chi tiết ở vùng thị giác trung tâm bị mất đi làm mắt mờ đi. Hình ảnh cũng bị biến dạng, méo mó. Tầm nhìn của người bệnh lúc này không bị ảnh hưởng nhưng mắt không thể đọc chữ, lái xe hay nhận diện màu sắc một cách dễ dàng. Theo thống kê, 50% trường hợp khiếm thị là do thoái hóa điểm vàng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Mắt mờ, biến mất khi có nguồn sáng mạnh hơn
  • Gặp khó khăn khi đọc sách, lái xe, thực hiện công việc chi tiết
  • Nhìn đường thẳng thành lượn sóng, đường cong
  • Xuất hiện điểm mù nhỏ
  • Ở thoái hóa hoàng điểm thể khô, bệnh nhân sẽ không cảm nhận được sự thay đổi của thị lực do bệnh chỉ khởi phát ở một bên mắt

Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc đọc sách khi bị thoái hóa hoàng điểmNgười bệnh thường gặp khó khăn trong việc đọc sách khi bị thoái hóa hoàng điểm

Phân loại bệnh thoái hóa hoàng điểm

Thoái hóa hoàng điểm gồm hai dạng: 

  • Thể ướt 
  • Thể khô

Hai hình thái trên đều khởi phát từ bên trong lớp tế bào nuôi dưỡng bộ phận võng mạc.

Thoái hóa điểm vàng thể ướt

Thoái hóa điểm vàng thể ướt chiếm tỷ lệ ít, chỉ từ 10-15% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, tính chất bệnh của dạng ướt nặng hơn dạng khô. Người khi bị thoái hóa hoàng điểm dạng ướt sẽ giảm thị lực đột ngột và chuyển tới tình trạng nặng trong thời gian ngắn. 

Khi bệnh ở giai đoạn đầu, mạch máu dưới võng mạc có thể bị chảy máu, rỉ dịch tạo ra sẹo ở võng mạc. Mắt người lúc này xuất hiện điểm mù trong thị giác trung tâm. Nếu không được chữa trị, điểm mù sẽ lan rộng và làm mất thị giác trung tâm nhanh chóng.

Thoái hóa điểm vàng thể khô

Thoái hóa hoàng điểm thể khô là dạng phổ biến nhất, chiếm 85-90% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Phần thoái hóa sẽ phát triển dần dần cho tới khi các tế bào cung cấp dinh dưỡng cho võng mạc chết, các tế bào ở võng mạc mắt cũng chết. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 5-10 năm trước khi mắt có hiện tượng suy giảm thị lực.

Trên thực tế, thoái hóa hoàng điểm thể khô có khả năng phát triển thành thể ướt ngay cả khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Y học hiện nay chưa có phương pháp xác định được khả năng biến đổi cũng như thời điểm biến đổi trên mỗi đối tượng. Dù ở hình thái nào thì bệnh nhân đều cần chăm sóc mắt cẩn thận.

Bệnh thường xuất hiện trên đối thuộc những nhóm dưới đây.  

Đối tượng dễ mắc thoái hóa điểm vàng

Các nhóm đối tượng dễ mắc thoái hóa điểm vàng:

 

  • Người cao tuổi: 

 

Tuổi cao là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới thoái hóa điểm vàng. 12% người ở độ tuổi trên 65 mắc bệnh, 30% người ở độ tuổi 75 mắc bệnh.

 

  • Phụ nữ tiền mãn kinh: 

 

Phụ nữ dễ bị thoái hóa hoàng điểm hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ tới tuổi tiền mãn kinh.

  • Người thuộc chủng da sáng màu: 

Tỷ lệ mắc bệnh ở người da sáng cao hơn người da tối

 

  • Gia đình có người từng mắc bệnh: 

 

Trong gia đình từng có người bị thoái hóa điểm vàng thì các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

  • Hút thuốc

Thuốc là làm tăng nguy cơ bị thoái hóa lên hai lần

 

  • Béo phì: 

 

Dư thừa lượng mỡ trong cơ thể có mối liên quan mật thiết tới hiện tượng hoàng điểm bị thoái hóa, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển từ nhẹ sang nặng. Những người bị béo phì có xu hướng phát triển bệnh ở dạng ướt.

 

  • Tiếp xúc nhiều với tia sáng từ mặt trời: 

 

Thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời không có đồ bảo hộ mắt là nguyên do khiến điểm vàng bị thoái hóa nhanh hơn. Do đó, người trẻ cũng là đối tượng chính của bệnh.

 

  • Sử dụng thiết bị điện tử liên tục: 

 

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng các thiết bị điện tử phát ra một loại ánh sáng xanh có hại tới mắt, trong đó có bộ phận hoàng điểm. 

Ánh sáng xanh từ máy tính có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa của hoàng điểmÁnh sáng xanh từ máy tính có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa của hoàng điểm

Nguyên nhân dẫn tới bệnh không chỉ do tuổi tác, lão hóa mà còn đến từ thói quen sinh hoạt hiện đại. Điều này khiến độ tuổi trung bình của người bệnh trẻ dần. Đối tượng thuộc các nhóm trên nên cân nhắc lối sống hợp lý để giảm nguy cơ phát bệnh.

Để điều trị thoái hóa điểm vàng hiệu quả, bác sĩ phải xác định được dạng thoái hóa mà bệnh nhân mắc phải.

Phương pháp điều trị 

Phương pháp điều trị thoái hóa hoàng điểm phụ thuộc vào hình thái mà bệnh nhân mắc phải:

Điều trị thoái hóa hoàng điểm thể khô

Hiện tại y học chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để thoái hóa ở thể khô. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung kẽm, vitamin C, vitamin E, beta carotent liều lượng cao nhằm khống chế bệnh. Các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu ra phương án kìm hãm tình trạng giảm thị lực.

Bác sĩ sẽ điều trị thoái hóa hoàng điểm thể khô bằng thuốc chứa vitamin C và E liều lượng cao

Bác sĩ sẽ điều trị thoái hóa hoàng điểm thể khô bằng thuốc chứa vitamin C và E liều lượng cao

Điều trị thoái hóa hoàng điểm thể ướt

Tương tự với điều trị thoái hóa thể khô, những phương pháp điều trị thoái hóa hoàng điểm dạng ướt chỉ ngăn bệnh trở nên nghiêm trọng. Các phương pháp bao gồm:

 

  • Tiêm thuốc: 

 

Thuốc chữa thoái hóa hoàng điểm được tiêm trực tiếp vào mắt, gây ức chế các tác nhân tăng trưởng bệnh và làm chậm thời gian suy giảm thị lực. Trong một số trường hợp, thuốc còn giúp cải thiện thị lực. Tần suất tiêm khá nhiều, thường tiêm đều đặn hàng tháng. Người bệnh phải ở lại bệnh viện sau mỗi lần tiêm để theo dõi.

 

  • Sử dụng dược phẩm:

 

Aflibercept, ranibizumab và pegatanib là ba loại dược phẩm được sử dụng để ngăn chặn các tân mạch phát triển. Nếu được chỉ định sử dụng một trong ba loại trên, bệnh nhân cần vệ sinh và gây tê mắt trước khi tiêm. 

 

  • Liệu pháp động quang học:

 

Phương pháp ứng dụng tia laser lạnh và thuốc cảm quang dạng nhẹ verteporfin để làm khép tân mạch không bình thường. Liệu pháp sẽ không để lại sẹo và hữu hiệu với thoái hóa thể ướt.

  • Quang đông: Phá hủy tân mạch bất thường bằng chùm laser năng lượng cao
  • Phẫu thuật: Phù hợp với một số dạng của thoái hóa điểm vàng thể ướt

Mọi phác đồ điều trị thoái hóa hoàng điểm đều mang tính chất tương đối. Mắt người bệnh sẽ không thể hồi phục lại như ban đầu. Để bảo toàn được thị lực tốt nhất,  bạn cần có biện pháp phòng ngừa từ sớm.

Vậy làm thế nào để hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng?

Phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng

3 biện pháp ngăn ngừa thoái hóa hoàng điểm hiệu quả:

  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Bổ sung cá, omega 3, trái cây tươi, rau xanh, vitamin, khoáng chất chống oxy hóa
  • Bảo vệ mắt bằng mũ, kính khi đi ra ngoài nắng; đeo đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều tia sáng có hại, ánh sáng cường độ cao
  • Hạn chế nhìn vào thiết bị điện tử trong thời gian dài, tập thói quen thư giãn cho mắt
  • Không hút thuốc

Không hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của mắt

Không hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của mắt

Các lưu ý trên có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi già và trẻ. Dù ở độ tuổi nào thì chăm sóc và bảo vệ mắt vẫn là việc làm cần thiết. Ngoài ra, lối sống lành mạnh còn giảm tỷ lệ mắc các bệnh về mắt khác.

Là bệnh nội khoa nên việc điều trị thoái hóa hoàng điểm không thể dứt điểm trong một thời gian ngắn. Người nhà và bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý và kinh tế cho quá trình chữa trị lâu dài. Hơn hết, mọi quyết định của người bệnh cần tôn trọng ý kiến của bác sĩ.

>>> xem thêm: Triệu chứng cườm mắt thường gặp và cách phòng tránh

>>> xem thêm: Thuốc nhỏ mắt trị cườm khô cần đạt đủ các yếu tố gì?