Triệu chứng cườm mắt thường gặp và cách phòng tránh

Triệu chứng cườm mắt thường gặp và cách phòng tránh

Cườm mắt là tên gọi chung khi nhắc đến nhóm bệnh lý về mắt, có ảnh hưởng tới hệ thần kinh thị giác. Nội dung dưới đây sẽ đề cập chi tiết tới 2 dạng của bệnh và các triệu chứng cụ thể.

Triệu chứng cườm mắt thường gặp và cách phòng tránh

Các triệu chứng cườm mắt được chia thành hai nhóm tương tự với hai dạng của bệnh: Cườm nước và cườm khô. Chúng ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân dần dần. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà triệu chứng tiến triển từ nhẹ tới nặng. 

Triệu chứng cườm mắt thường gặp phổ biến

Cườm mắt là tên gọi chung khi nhắc đến nhóm bệnh lý về mắt, có ảnh hưởng tới hệ thần kinh thị giác. Nội dung dưới đây sẽ đề cập chi tiết tới 2 dạng của bệnh và các triệu chứng cụ thể.

Cườm mắt có 2 dạng

- Cườm khô:

Cườm khô thực chất là bệnh đục thủy tinh thể. Do sự lão hóa tự nhiên của mắt hoặc một vài tác nhân bên ngoài, các protein cấu thành nên thủy tinh thể bị vón cục, tạo thành mảng đục. Khi tinh thể không còn độ trong suốt, đường truyền của ánh sáng cũng bị sai lệch, không đưa tia sáng vào đúng võng mạc. Hình ảnh vật từ đó bị mờ nhòe.

- Cườm nước:

Cườm nước có tên khoa học là Glaucoma. Bệnh bắt nguồn từ tình trạng quá trình lưu thông của thủy dịch bị cản trở. Thủy dịch có nhiệm vụ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho giác mạc và tạo ra áp lực trong mắt để duy trì hình dạng cho nhãn cầu. Khi đường thải thủy dịch bị tắc nghẽn thì áp lực trong mắt sẽ tăng cao bất thường. Điều này gây tổn hại trực tiếp tới các thần kinh thị giác.

Cườm nước là bệnh gây tổn hại trực tiếp tới các thần kinh thị giác

Cườm nước là bệnh gây tổn hại trực tiếp tới các thần kinh thị giác

Triệu chứng của từng loại cườm mắt

- Triệu chứng đục thủy tinh thể (cườm khô)

Có hai nhóm triệu chứng cơ bản của mắt cườm khô

  • Giảm thị lực, mắt nhạy cảm với ánh sáng mạnh, mắt khó nhìn vào ban đêm, có quầng sáng xuất hiện khi nhìn vào bóng đèn
  • Tầm nhìn mờ giống như bị lớp sương che phủ, tầm nhìn đôi, chấm đen trước tầm nhìn

- Triệu chứng glocom (cườm nước)

Glocom bao gồm 4 hình thái nhỏ: Glocom góc đóng, glocom góc mở, glocom thứ cấp và glocom bẩm sinh. Một số dấu hiệu nhận biết cườm nước là:

  • Đau đầu, đau mắt
  • Đỏ mắt
  • Tầm nhìn mờ đi, bị thu hẹp
  • Thị lực có thể mất đi ở một hoặc cả hai mắt

Đau đầu là một trong nhứng triệu chứng cườm mắt đặc trưngĐau đầu là một trong nhứng triệu chứng cườm mắt đặc trưng

Các triệu chứng mắt bị cườm đều xuất hiện từ từ và tiến triển theo thời gian. Glocom góc đóng là trường hợp duy nhất khởi phát đột ngột và là một cấp cứu trong y học. Nhìn chung, cườm mắt sẽ được điều trị hiệu quả nếu bệnh được phát hiện từ sớm.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh cườm mắt?

Nguyên nhân bệnh cườm mắt

Cườm khô và cườm nước có cơ chế sinh bệnh cũng như cách điều trị hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, chúng đều có nguồn gốc từ những yếu tố dưới đây:

  • Tuổi tác: Bệnh có sự liên quan mật thiết tới quá trình già hóa của mắt, độ tuổi càng cao thì càng có nguy cơ mắc bệnh càng lớn
  • Di truyền: Nếu gia đình từng có người bị glaucoma hoặc đục thủy tinh thể thì các thành viên đời sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Bệnh nền về mắt: Viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, kết mạc...
  • Bệnh nền toàn thân: Huyết áp cao, suy giáp, tiểu đường...
  • Chấn thương: Gặp chấn thương ở mắt hoặc phẫu thuật ở mắt
  • Ảnh hưởng của thuốc: Tác dụng phụ của thuốc corticoits hoặc kháng histamin
  • Môi trường độc hại: Mắt tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím hoặc ở trong môi trường nhiều khói bụi

Trên thực tế, không phải mọi đối tượng thuộc các nhóm trên đều bị cườm khô hoặc cườm nước. Điều này còn phụ thuộc vào sức khỏe của mắt mỗi người. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tốt nhất, bạn cần hiểu về nguồn gốc khởi phát bệnh. Khi đó, việc bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng góp phần đẩy lùi bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh cườm mắt

5 việc cần làm để phòng ngừa bệnh cườm mắt:

- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, an toàn: 

Môi trường sinh hoạt và làm việc phải hạn chế khói bụi, khí độc hại; đảm bảo đủ ánh sáng để làm việc. 

- Chế độ ăn uống hợp lý:

Thực đơn bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho mắt như Vitamin A, vitamin C, lutein, zeaxanthin, chất béo không bão hòa, protein; không nên ăn thực phẩm có lượng đường, muối và chất bảo quản cao hơn mức cho phép, không uống nhiều rượu bia hoặc đồ uống có ga.

- Tập thể dục:

Vận động đều đặn để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng; thư giãn mắt thường xuyên, đặc biệt với người phải làm việc với máy tính liên tục.

- Bảo vệ mắt khi làm việc trong môi trường độc hại:

Mang đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường ảnh hưởng bởi tia UV, khói bụi, ánh sáng cường độ mạnh...

- Kiểm tra sức khỏe đầy đủ:

Khám sức khỏe toàn diện thường xuyên, khám mắt định kỳ đầy đủ; đặc biệt đối với người ở độ tuổi 40 trở lên, tần suất khám mắt nên là 6 tháng một lần.

Vận động đều đặn để đảm bảo sức khỏe, tăng cường đề kháng

Vận động đều đặn để đảm bảo sức khỏe, tăng cường đề kháng

Theo các chuyên gia, bệnh cườm mắt không thể phòng ngừa triệt để. Tuy nhiên, khi bạn có lối sống khoa học, tỉ lệ mắc bệnh sẽ được giảm thiểu đáng kể. Do đó, tạo thói quen sinh hoạt tốt là điều cần thiết.

Cườm khô và cườm nước ngoài những hình thái được nêu trên còn xuất hiện dưới dạng bẩm sinh hoặc một số dạng đặc biệt. Triệu chứng cườm mắt của từng dạng bệnh cũng khác nhau. Tóm lại, khi phát hiện điều bất thường ở mắt, bạn cần đến thăm khác tại các cơ sở chuyên khoa mắt, nhằm chẩn đoán bệnh kịp thời.

>>> xem thêm: Mổ Glocom cườm mắt và chi phí phẫu thuật Glocom