Hướng dẫn cách phân loại đục thủy tinh thể chi tiết

Hướng dẫn cách phân loại đục thủy tinh thể chi tiết

Đục thủy tinh thể là gì? Trong một vài trường hợp đặc biệt, thể thủy tinh có mảng đục do các protein tụ lại thành đám. Ánh sáng khi đi qua bị tán xạ mạnh, đường truyền tới võng mạc bị cản lại. Đây tình trạng thủy tinh thể bị đục.

Phân loại đục thủy tinh thể được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí và chia thành nhiều nhóm. 3 nhóm lớn bao gồm: Vị trí-hình thái, nguyên nhân và mức độ. Nhận biết được nhóm bệnh chính xác sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị chuẩn và hiệu quả. 

Tổng quan về bệnh đục thủy tinh thể

Trước khi phân loại đục thủy tinh thể, bạn cần hiểu thế nào là đục thủy tinh thể.

* Khái niệm

Thủy tinh thể là gì? Đây là một bộ phận bên trong mắt, nằm sau lòng đen và có dạng hình cầu. Cùng với nước, protein là thành phần chính cấu tạo nên thủy tinh thể. Chúng được sắp xếp theo trật tự nhất định nhằm để ánh sáng xuyên qua dễ dàng, hội tụ vào đúng võng mạc. Từ đó, mắt người sẽ nhìn rõ mọi vật.

Đục thủy tinh thể là gì? Trong một vài trường hợp đặc biệt, thể thủy tinh có mảng đục do các protein tụ lại thành đám. Ánh sáng khi đi qua bị tán xạ mạnh, đường truyền tới võng mạc bị cản lại. Đây tình trạng thủy tinh thể bị đục.

Thể tinh thể bị đục do protein cấu thành co lại thành mảng

Thể tinh thể bị đục do protein cấu thành co lại thành mảng

* Biểu hiện của đục thủy tinh thể

Các triệu chứng của bệnh không dễ nhận biết bởi chúng thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Một số biểu hiện chính:

  • Thị lực kém hẳn
  • Mắt bị chói khi nhìn thấy ánh sáng mạnh
  • Màu sắc của vật bị nhạt đi
  • Tầm nhìn về đêm giảm sút
  • Tầm nhìn đôi
  • Phải thay đổi kính thường xuyên

Trên thực tế, không nhiều người có thể nhìn ra bệnh sớm bởi trùng dấu hiệu với một số bệnh lý về mắt khác. Chỉ khi mắt bị đục thủy tinh thể hoàn toàn (đục toàn bộ từ vỏ tới nhân), sinh hoạt bị ảnh hưởng nặng nề thì người bệnh mới phát hiện bệnh. Điều này tác động không nhỏ tới phác đồ điều trị, tình trạng càng nặng thì hiệu quả càng thấp.

Nội dung tiếp theo sẽ phân loại đục thủy tinh thể chi tiết.

Phân loại đục thủy tinh thể theo vị trí và hình thái

Dựa vào vị trí đục và hình thái của mảng đục, đục thủy tinh thể được chia tiếp thành 3 nhóm nhỏ:

- Đục nhân:

Đục nhân thường xảy ra ở một bên mắt. Mảng đục bắt đầu tiến triển từ nhân thủy tinh thể bằng sự xơ cứng và màu chuyển vàng đục. Ở giai đoạn đầu, đục nhân mắt sẽ gây ra tật khúc xạ như tầm nhìn xa bị giảm. Nhìn chung, dạng đục thủy tinh thể ở nhân tiến triển chậm và kéo dài trong nhiều năm.

- Đục vỏ (Morgagni):

Đục thủy tinh thể Morgagni được phát hiện nhiều trên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Vệt mờ hoặc vệt trắng sẽ hình thành từ ngoài vỏ và to dần. Theo thời gian, các mảng nhỏ nhập vào nhau tạo thành vùng đục lớn hơn.

Khi vùng đục lan vào nhân sẽ gọi là đục thủy tinh thể chín. Trái ngược với đục nhân, đục vỏ thường xuất hiện trên cả hai mắt với những triệu chứng sớm bao gồm: Nhìn mờ, khó chịu với ánh sáng.

Nhìn mờ là một biểu hiện của đục vỏ thủy tinh thể

Nhìn mờ là một biểu hiện của đục vỏ thủy tinh thể

- Đục bao sau:

Đối tượng bị tiểu đường hoặc cận thị nặng (mắt 9/10: thị lực tốt, mắt 4/10: thị lực yếu) có nguy cơ cao bị đục bao sau . Khi rơi vào trường hợp trên, bệnh nhân vẫn có khả năng tái phát bệnh dù đã được phẫu thuật thay thủy tinh thể. Phân loại đục thủy tinh thể đục bao sau cũng là một cách giúp các bác sĩ đưa ra chỉ định phẫu thuật tích hợp và tiên lượng về kết quả phẫu thuật.

Trong ba dạng đục theo hình thái và vị trí, đục nhân mắt chiếm phần lớn số bệnh nhân. Đục Morgagni và đục bao sau sẽ phổ biến với một số đối tượng nhất định. Dù ở vị trí nào thì đục thủy tinh thể cũng khiến cuộc sống  người bệnh trở nên khó khăn.

Phân loại đục thủy tinh thể theo nguyên nhân

Các nhóm nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể:

- Tuổi tác:

Đục thuỷ tinh thể H25 là gì? Đây là một cách gọi khác của đục thủy tinh thể ở người già. Quá trình lão hóa tự nhiên của con người sẽ tác động tới nguồn dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Từ đó, các mảng đục bắt đầu xuất hiện mà không cần có bệnh nền, tiền sử chấn thương hay bệnh lý về nhãn cầu. Đục thủy tinh thể bẩm sinh cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân tuổi tác.

- Chấn thương:

Khi con người bị tai nạn, bỏng hoặc mắt tiếp xúc với hóa chất, mảnh vỡ, thủy tinh thể cũng có thể bị đục. Hiện tượng đục sẽ xuất hiện ngay sau tai nạn hoặc nhiều năm sau.

- Biến chứng của bệnh lý:

Bệnh tiểu đường, cao huyết áp khi tiến triển tới giai đoạn nặng sẽ để lại biến chứng là đục thủy tinh thể. Với dạng đục do bệnh nền, thị lực sẽ không bị cản trở sớm bởi thời gian đục chậm hơn so với các dạng còn lại. Tuy nhiên, mắt của người bệnh sẽ mờ dần theo thời gian.

- Môi trường sống, nghề nghiệp đặc thù:

Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại, khói bụi, nhiều loại tia có hại có nguy cơ đục thủy tinh thể cao. Bên cạnh đó, nhân viên văn phòng cũng nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao do làm việc với máy tính nhiều. Theo nghiên cứu, các thiết bị điện tử phát ra bức xạ sóng ngắn từ ánh sáng xanh gây hại cho mắt.

- Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc tác động xấu tới mắt: Corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, thuốc chống loạn nhịp (amiodarone), thuốc chống trầm cảm...

Theo thống kê, 70% người bị đục thủy tinh thể có độ tuổi từ 50 trở lên. Như vậy, nguyên nhân lão hóa chiếm phần lớn ca bệnh đục thủy tinh thể. Đây cũng là đối tượng khó điều trị do tuổi cao và thể trạng yếu.

>>> xem thêm: Nguyên nhân đục thủy tinh thể và phác đồ điều trị

Phân loại đục thủy tinh thể theo mức độ

Ngoài 2 cách chia trên, đục thủy tinh thể còn được phân loại theo mức độ:

- Phân độ đục thủy tinh thể:

  • Đục thủy tinh thể độ 1: Nhân mềm, vẫn giữ độ trong suốt hoặc màu hơi xám
  • Đục thủy tinh thể độ 2: Nhân bắt đầu cứng, có màu xám hoặc xám vàng
  • Đục thủy tinh thể độ 3: Nhân hơi cứng và có màu vàng là chủ yếu
  • Đục thủy tinh thể độ 4: Nhân đã cứng, chuyển thành màu vàng hổ phách
  • Đục thủy tinh thể độ 5: Nhân cứng hoàn toàn, chuyển sang màu nâu hoặc đen

Phân loại đục thủy tinh thể theo mức độ bao gồm 5 bậc

Phân loại đục thủy tinh thể theo mức độ bao gồm 5 bậc

- Phân loại theo mức độ tiến triển:

 

  • Đục bắt đầu: 

 

Ở giai đoạn đục thủy tinh thể nhẹ, thị lực của mắt vẫn đảm bảo cho nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, khả năng linh hoạt tiêu điểm giữa tầm nhìn xa và gần đã bị ảnh hưởng. Ánh sáng từ đèn pha, đèn led cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu.

  • Đục tiến triển: 

Khi tỷ lệ protein bị biến đổi, thủy tinh thể hơi mờ và đục tại trung tâm. Nhân thủy tinh thể sẽ có màu trắng sữa hoặc vàng hổ phách, làm ánh sáng không hội tụ đúng võng mạc. Thời gian tiến triển sẽ mất vài tháng hoặc vài năm.

 

  • Đục hoàn toàn:

 

Khi vùng mờ đục đã bị xơ cứng hoàn toàn và lan rộng, thị lực sẽ suy giảm nghiêm trọng cùng nhiều triệu chứng xuất hiện kết hợp. Nếu không được chữa trị kịp thời, áp lực trong mắt sẽ tăng cao gây tăng nhãn áp và dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Nhìn chung, phần đục sẽ phát triển theo thời gian. Từng giai đoạn bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau sao cho đem lại kết quả tốt nhất và phù hợp với điều kiện của bệnh nhân. Khám mắt thường xuyên là việc nên làm để tránh biến chứng xấu.

Phân loại đục thủy tinh thể theo từng nhóm nguyên nhân, vị trí và mức độ sẽ là bước đầu cho bác sĩ đánh giá tình hình. Phác đồ điều trị cũng được xây dựng dựa trên các kết quả đánh giá trên. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích dành cho độc giả.

>>> xem thêm: Nguyên nhân đục thủy tinh thể và phác đồ điều trị