Nguyên nhân đục thủy tinh thể và phác đồ điều trị

Nguyên nhân đục thủy tinh thể và phác đồ điều trị

Phần lớn nguyên nhân bị đục thủy tinh thể mắt là sự lão hóa tự nhiên của đôi mắt, còn lại là ảnh hưởng từ chấn thương, bệnh lý khác hoặc bẩm sinh.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể được xác định từ nhiều phía, bao gồm nguyên nhân từ người bệnh và từ các tác nhân xung quanh. Đục thủy tinh thể là một trong những bệnh lý về mắt nguy hiểm nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực và có nguy cơ mù lòa nếu không được điều trị đúng cách. Nhờ sự phát triển của Y học, bệnh đã có phác đồ điều trị triệt để và an toàn cho người bệnh.

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là thấu kính trong suốt nằm sau lòng đen của mắt, có dạng hình cầu. Chúng giúp ánh sáng hội tụ vào võng mạc để con người nhìn rõ mọi vật. Đó là lý do vì sao thủy tinh thể phải trong suốt.

Bệnh đục thủy tinh thể xảy ra khi các protein cấu thành nên chúng không sắp xếp theo trật tự mà co lại, tạo thành mảng đục. Ánh sáng khi đi qua sẽ bị tán xạ mạnh, không hội tụ vào đúng võng mạc. Mắt người lúc này sẽ không nhìn rõ mọi vật. Độ mờ tăng dần theo độ nặng của bệnh. 

Vì sao mắt bị đục thủy tinh thể?

Nguyên nhân đục thủy tinh thể

Phần lớn nguyên nhân bị đục thủy tinh thể mắt là sự lão hóa tự nhiên của đôi mắt, còn lại là ảnh hưởng từ chấn thương, bệnh lý khác hoặc bẩm sinh. Chuyên gia đã chia nguyên nhân đục thủy tinh thể thành 2 nhóm chính, bao gồm:

Đục thủy tinh thể nguyên nhân nguyên phát (Yếu tố bẩm sinh và tuổi tác)

- Bẩm sinh:

Trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh thường liên quan tới các vấn đề như rối loạn di truyền, rối loạn chuyển hóa, sởi, rubella, chấn thương khi sinh, đái tháo đường, phản ứng với thuốc.

- Tuổi tác:

Trong quá trình lão hóa, các protein không còn hoạt động tốt như trước, dẫn tới xơ cứng khiến mắt khó điều tiết và giảm thị lực.

Lão hóa là một trong những nguyên nhân đục thủy tinh thể

Lão hóa là một trong những nguyên nhân đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể nguyên nhân thứ phát (Liên quan tới sức khỏe)

- Chấn thương:

Mắt bị tổn thương sau nhiều năm tiếp xúc với ánh sáng từ đèn cao áp, tia cực tím từ mặt trời, hóa chất. Mắt bị va chạm, điện giật, bức xạ từ ion hóa do điều trị u và tim mạch.

- Đái tháo đường:

Người bị đái tháo đường có nguy cơ đục thủy tinh thể rất cao. Thủy tinh thể được cung cấp chất dinh dưỡng từ thủy dịch, gồm oxy và glucose. Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể người không thể kiểm soát được lượng đường, dẫn đến hàm lượng sorbitol bị dư thừa và hình thành cặn trong thủy tinh thể.

- Huyết áp cao

Tăng huyết áp có liên quan mật thiết với đục thủy tinh thể, đặc biệt tại cực sau. Những người bị cao huyết áp nặng sẽ có khả năng đục nhân mắt cao hơn người nhẹ.

- Tác dụng phụ của thuốc:

Việc sử dụng thuốc corticoid và các chất ức chế kháng cholinesterase lâu dài là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể.

- Bệnh lý về mắt:

Một số bệnh về mắt ảnh hưởng xấu tới thủy tinh thể: Viêm màng bồ đào, cận nặng, viêm võng mạc sắc tố, bệnh Leber mù bẩm sinh, hội chứng Stickler...

- Bệnh lý khác

Đục thủy tinh thể là biến chứng của các bệnh như loạn dưỡng cơ, viêm da dị ứng, u sợi thần kinh loại 2, suy tuyến cận giáp và tuyến giáp...

Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh và chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể: Lạm dụng chất kích thích, hút thuốc, ăn không đủ chất… Từ những nguyên do trên, ta có thể rút ra rằng mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt với người cao tuổi và người có bệnh nền liên quan khác.

>>> xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp mổ đục thủy tinh thể bằng laser

Đục thủy tinh thể được điều trị như thế nào?

Phác đồ điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Phác đồ điều trị ở mỗi bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu từng nơi. Tuy nhiên, nếu muốn chuẩn bị tinh thần trước khi làm hồ sơ thăm khám thì người bệnh có thể tham khảo biểu mẫu về phác đồ dưới đây. Để đảm bảo có kết quả tốt sau phẫu thuật thì cần có sự hướng dẫn cụ thể của người có chuyên môn. 

Phác đồ điều trị đục thủy tinh thể tham khảo chi tiết:

* Chuẩn bị trước khi mổ

- Bệnh nhân có thị lực dưới 1/10, thị lực, trên 1/10 phải có hội chẩn

- Xét nghiệm: Công thức máu, siêu âm mắt, đo công suất giác mạc, tính công suất của thủy tinh thể nhân tạo, khám điện tâm đồ, khám nội tổng quát

  • Sử dụng thuốc tiền phẫu: Acetazolamide 0,25g - 2 viên và Kaleoride 0,6g - 1 viên

Người bệnh cần siêu âm mắt trước khi mổ

Người bệnh cần siêu âm mắt trước khi mổ

* Tiền phẫu

- Vệ sinh mắt mổ, nhỏ thuốc Col Oflovid trước khi mổ 1 giờ

- Nhỏ thuốc giãn đồng tử trước khi mổ 30 phút và 15 phút

- Bệnh nhân đi vệ sinh nếu cần

- Thử thuốc tê và ghi vào hồ sơ

- Nhỏ thuốc tê, sát trùng quanh mắt bằng betadine 10%, nhỏ vào mắt betadine 5%

- Gây tê hậu cầu bằng Xylocaine 2% với dung lượng 5ml

- Nếu nhãn cầu còn liếc thì tiêm bổ sung thuốc tê

* Phẫu thuật

- Trải khăn mổ vô trùng lên mặt, để hở mắt mổ

- Dán băng keo cố định mi mắt

- Đặt vành mi

- Đặt chỉ cơ trực trên - cố định chỉ

- Mở vạt kết mạc - đốt cầm máu

- Tạo đường hầm củng mạc cách rìa 1,5 - 2 mm , dài 6 -8mm tùy theo độ lớn của nhân

- Phá bao trước theo pp khui hộp hoặc liên tục bằng kim 26

- Mở tiền phòng qua đường hầm CM

- Lấy nhân thủy tinh thể

- Rửa hút chất nhân

- Đặt IOL hậu phòng bằng hơi hoặc chất nhầy

- Rửa hút nhầy nếu có và tái tạo tiền phòng

- Kiểm tra vết mổ, nếu không kín thì khâu đường hầm 1=3 nốt chỉ nylon 10,0

- Bơm 0,1 ml Vancomycin hoặc cefuroxime tiền phòng

- Đốt vạt kết mạc

- Chích dexamethasone 0,5 ml dưới kết mạc

- Lau sạch mắt

- Tra mắt thuốc mỡ Oflovid hoặc Tobradex

- Băng mắt

* Sau mổ

Kê đơn thuốc cho bệnh nhân và hướng dẫn sử dụng: Col Tobradex, Col Dexacol, Col Nacl, Paracetamol

* Theo dõi sau phẫu thuật

- Khám vào ngày hôm sau để theo dõi vết mổ, giác mạc và IOL

- Sau một tuần: Đo thị lực, kiểm tra lại toàn bộ các hạng mục trên

- Tái khám sau 3 đến 6 tháng hoặc khi mắt có biểu hiện khác thường

Người bệnh cần chuẩn bị những gì khi quyết định thay thủy tinh thể? Tâm lý vững vàng, sức khỏe ổn định và kinh tế là 3 yếu tố cần thiết trước khi mổ. Phẫu thuật thay thủy tinh thể được đánh giá là dấu mốc quan trọng để khôi phục thị lực cũng như giam nguy cơ biến chứng xảy ra với bạn.

Như vậy, bài viết trên đã giải thích cụ thể về các nguyên nhân bệnh đục thủy tinh thể. Giữa sự phát triển của xã hội, con người đang hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân làm đẩy nhanh quá trình đục thể thủy tinh. Việc chủ động sử dụng đồ bảo vệ, sinh hoạt lành mạnh là điều cần thiết để giữ cho mắt luôn sáng khỏe.

>>> xem thêm: Mổ mắt bị đục thủy tinh thể cần chú ý những gì