Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại và loại nào tốt nhất?

 

Tinh thể nhân tạo thường được làm từ silicone, arcylic hoặc nhựa PMMA. Bề mặt của kính được phủ lớp vật liệu đặc biệt giúp bảo vệ mắt khỏi tia Uv từ mặt trời. Kính nội nhãn là yếu tố quyết định tới chất lượng thị giác của người bệnh sau phẫu thuật thay thủy tinh thể.

 

Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại và loại nào tốt nhất?

Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại? Tìm hiểu về chất liệu, cấu tạo và chức năng của thủy tinh thể nhân tạo là việc cần thiết trước khi quyết định mổ đục thủy tinh thể. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các thông tin cần biết về các loại kính nội nhãn hiện nay.

Thủy tinh thể nhân tạo là gì? 

Thủy tinh thể nhân tạo có tên tiếng Anh là Intraocular lens - IOL. Chúng là thấu kính do con người chế tạo được cấy ghép vào bên trong mắt (kính nội nhãn). Bác sĩ dùng IOL thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên đã bị đục và có chức năng cải thiện thị lực cho người được mổ.

Thủy tinh thể thay được mấy lần? Người bệnh không bị giới hạn về số lần thay. Tuy nhiên, tinh thể cấy ghép có tuổi thọ vĩnh viễn, không cần thay hoặc chăm sóc. Bác sĩ chỉ thực hiện phẫu thuật thay thế khi ca bệnh gặp vấn đề về vị trí đặt hoặc sai thông số.

Tinh thể nhân tạo thường được làm từ silicone, arcylic hoặc nhựa PMMA. Bề mặt của kính được phủ lớp vật liệu đặc biệt giúp bảo vệ mắt khỏi tia Uv từ mặt trời. Kính nội nhãn là yếu tố quyết định tới chất lượng thị giác của người bệnh sau phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Vậy người mổ nên chọn tinh thể theo yếu tố nào?

Chọn thủy tinh thể nhân tạo phụ thuộc vào yếu tố nào?

Khác với thủy tinh thể tự nhiên, thủy tinh thể nhân tạo không thể tự điều tiết với nhu cầu của con người. Mỗi loại kính chỉ phục vụ một khoảng nhìn nhất định. Do vậy, người bệnh khi đưa ra quyết định thì cần cân nhắc tới yếu tố tầm nhìn. 

Theo y học, các khoảng nhìn được phân biệt như sau:

  • Khoảng gần (30-50cm): Đọc sách, nhìn điện thoại, sử dụng máy tính bảng...

Tầm nhìn gần sẽ rơi vào khoảng 30-50cm, thường là hoạt động đọc sách hoặc xem điện thoạiTầm nhìn gần sẽ rơi vào khoảng 30-50cm, thường là hoạt động đọc sách hoặc xem điện thoại

  • Khoảng trung (50-100cm): Nhìn đồ đạc, làm việc bằng máy tính, nấu ăn...
  • Khoảng xa (trên 100cm): Chơi thể thao, lái xe, xem tivi...

Ngoài khoảng nhìn, việc chọn lựa thủy tinh thể cần căn cứ vào một vài yếu tố phụ khác như loại thủy tinh thể, vị trí đặt và giới hạn cho công suất thủy tinh thể. Kính khi được cấy ghép vào mắt sẽ cố định vĩnh viễn. Nếu muốn thay đổi bạn cần thực hiện phẫu thuật nên cần tránh tình trạng chọn kính không phù hợp với bản thân.

Việc phân loại tinh thể nhân tạo cũng dựa vào tầm  nhìn ưu tiên của chúng.

Phân loại thủy tinh thể nhân tạo

Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại? Hiện nay con người phân kính nội nhãn thành hai loại chính: Kính đơn tiêu cự và kính đa tiêu cự. Trong đó, kính đơn tiêu cự chỉ nhìn được một khoảng nhất định. Kính đa tiêu cự cho phép mắt người nhìn rõ ở nhiều khoảng cách.

Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại? Có 2 loại đơn tiêu cự và đa tiêu cự

Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại? Có 2 loại đơn tiêu cự và đa tiêu cự

Nhân đơn tiêu cự:

Thủy tinh thể chỉ phục vụ tầm nhìn ở gần hoặc ở xa. Nếu muốn nhìn ở khoảng xa (gần) hơn so với tầm nhìn đã lựa chọn, người dùng vẫn cần đến sự hỗ trợ của kính bên ngoài.

Nhân đa tiêu cự:

Nhân đa tiêu cự ra đời sau, được đánh giá cao về công năng bởi chúng khắc phục được nhược điểm của tinh thể đơn tiêu cự. Các loại phổ biến hiện nay chủ yếu có 2 đến 3 tiêu cự và cải thiện thị lực ở khoảng nhìn cho phép. Ở những khoảng khác hình ảnh vẫn bị mờ nhòe.

Lưu ý: Tinh thể đa tiêu cự thường chống chỉ định với trường hợp dây chằng zinn yếu, đồng tử méo, có bệnh lý về mắt và người phải thường xuyên lái xe trong đêm.

Nhiều bệnh nhân tin rằng kính đa tiêu cự là thuỷ tinh thể nhân tạo tốt nhất. Trên thực tế, một số người sau khi đặt nhân đa tiêu cự đã gặp vấn đề về thị giác như chói, quầng, mắt mờ, nhìn màu không rõ… Quan sát sức khỏe bản thân, nghe theo lời khuyên của bác sĩ và ưu tiên khoảng nhìn quan trọng là việc cần thiết để chọn ra loại kính thích hợp.

Trong hai nhóm kính đa và đơn tiêu cự, có nhiều dòng kính được chế tạo từ các nước khác nhau. Mỗi kính đều có điểm ưu việt riêng và được sử dụng cho đối tượng nhất định.

Các loại thủy tinh thể nhân tạo được sử dụng trong phẫu thuật hiện nay

Thay đục thủy tinh the loại nào tốt? Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số loại tinh thể nhân tạo phổ biến trong phẫu thuật:

Thủy tinh thể đơn tiêu cự:

  • Thủy tinh thể Hoya PY-60R: Được sản xuất từ Nhật, có thiết kế hướng tới người dùng, tiện lợi khi cấy ghép vào mắt bệnh nhân.
  • Thủy tinh thể Lucidis (SAViol): Được sản xuất tại Thụy Sỹ, là loại mới nhất và có chất lượng thị giác cao kể cả trong điều kiện thiếu sáng.
  • ASPHINA (Carlzeiss): Được sản xuất ở Đức, phát huy tác dụng giảm lóa khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
  • IQ (AIcon): Được sản xuất tại Mỹ, chống được các tia sáng xanh gây tổn thương võng mạc, giảm quang sai.

Kính ASPHINA có tác dụng giảm lóa khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh

Kính ASPHINA có tác dụng giảm lóa khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh

Thủy tinh thể đa tiêu cự:

  • Info (SAVioI): Cùng nhà sản xuất với Lucidis, Info áp dụng công nghệ của độ sâu trường ảnh, cho chất lượng thị giác tốt khi ở trong điều kiện thiếu sáng, nhìn rõ ở khoảng cách.
  • Finevision (PhySIOL): Được sản xuất ở Bỉ, giảm tình trạng chói lóa, phù hợp với sinh lý con người, nhìn rõ ở nhiều tiêu cự và có chất lượng thị giác tốt.
  • Lentis (Oculentis): Được sản xuất tại Hà Lan, thuộc loại nhân tinh thể đặc biệt chuyên trị cho các loại đục thủy tinh thể phức tạp kết hợp trị tật khúc xạ. Bác sĩ phải cá thể hóa kính nội nhãn cho từng người bệnh.
  • AT LISA (Carl Zeiss): Được sản xuất tại Đức, có bổ sung thêm 2 tiêu cự xa và gần.

Vậy thay thuỷ tinh thể loại nào tốt nhất? Mỗi loại kính nội nhãn đều có ưu, nhược và công dụng riêng. Kính càng hiện đại thì chi phí càng cao. Để biết mắt của mình phù hợp với kính nào, bệnh nhân cần khám và nghe theo tư vấn của chuyên gia và bác sĩ uy tín trong ngành Nhãn khoa.

Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại? Bài viết đã tổng hợp 2 loại tinh thể chính  cùng 8 dòng kính nội nhãn được dùng nhiều nhất. Hy vọng qua những thông tin trên, độc giả sẽ hiểu hơn về kính IOL và có hướng chọn kính chính xác.

>>> xem thêm: Có thuốc điều trị đục thủy tinh thể cho mắt khỏi hoàn toàn không?