Thủy tinh thể là gì? Tầm quan trọng của thủy tinh thể với mắt
Thủy tinh thể là một bộ phận nhỏ trong mắt nhưng được coi là thành phần quang học quan trọng. Cấu tạo của chúng phức tạp và tiến triển theo theo độ tuổi của con người.
Thủy tinh thể là gì? Tầm quan trọng của thủy tinh thể với mắt
Thủy tinh thể là thành phần quan trọng bên trong mắt, đóng vai trò chính cho mắt nhìn rõ mọi vật. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải đối diện với rất nhiều tác nhân gây hại tới thủy tinh thể khiến mắt dần mờ đi hoặc gặp bệnh lý về mắt. Việc chủ động bảo vệ chúng là điều cần thiết để mắt luôn sáng khỏe.
Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể của mắt là một bộ phận nằm đằng sau mống mắt (tròng đen). Bề mặt hai bên lồi ra tương tự với hình dạng của thấu kính. Chúng có dạng trong suốt, cấu tạo chủ yếu từ nước và protein và 4 thành phần chính bao gồm:
- Bao
- Biểu mô dưới bao
- Vỏ
- Nhân thủy tinh thể
Về cách thức hoạt động, thủy tinh thể nhận nhiệm vụ hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Mắt người khi đó sẽ nhìn thấy hình ảnh rõ nét. Do vậy, thủy tinh thể phải luôn giữ được độ trong suốt để tia sáng có thể xuyên qua và hội tụ đúng chỗ. Thủy tinh thể tự nhiên có khả năng điều chỉnh độ dày, mỏng nhằm phục vụ nhu cầu nhìn xa hoặc gần của con người.
Thủy tinh thể tự nhiên có khả năng điều chỉnh độ dày, mỏng khi mắt có nhu cầu nhìn xa hoặc gần
Khi thủy tinh thể mất đi độ trong suốt, bị đục nghĩa là thị lực sẽ giảm do hình ảnh không còn rõ nét. Theo thời gian, thị lực kém dần và có thể dẫn tới mù lòa. Người khi gặp vấn đề về thủy tinh thể thường sẽ bị cản trở nhiều trong sinh hoạt hàng ngày.
Trên thực tế, thủy tinh thể có liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác ở mắt và phức tạp hơn so với những gì người thường có thể nhìn thấy.
Sơ lược giải phẫu thể thuỷ tinh
Sơ lược về giải phẫu thủy tinh thể như sau:
Về vị trí trong nhãn cầu:
Thủy tinh thể nằm giữa lòng đen và dịch kính. Bề mặt trước và đường xích đạo tiếp xúc trực tiếp với thủy dịch. Bề mặt sau liên kết với màng dịch kính trước bởi dây chằng Wierger.
Thủy tinh thể được cố định trong mắt bởi hệ thống dây chằng Zinn có kết cấu hình nan hoa. Dây chằng xuất phát từ nếp thể mi tới đường xích đạo, bao trước và sau. Độ tuổi càng cao thì dây chằng sẽ giãn dần khiến kết cấu trở nên lỏng lẻo. Các sợi ở vùng xích đạo cũng tiêu đi làm lớp trước và lớp sau tách biệt.
Về kích thước:
Kích thước của thể thủy tinh phát triển liên tục từ khi con người mới sinh cho tới lúc trưởng thành. Trẻ sơ sinh có đường kính thủy tinh thể là 6.4mm, độ dày là 3.5mm và nặng 90g. Đối với người lớn, thủy tinh thể có đường kính là 9mm, độ dày được đo ở vị trí trung tâm là 5mm và nặng 255g.
Về cấu tạo:
Các biểu mô của tinh thể mắt nằm phía sau của bao trước. Chúng có hoạt động chuyển hóa rất tích cực và liên tục sản sinh ra tế bào thủy tinh thể mới. Theo thời gian, tế bào sẽ dần biệt hóa, dài ra và mất đi bào quan tạo thành sợi thủy tinh thể.
Các sợi thủy tinh thể khi được sản sinh sẽ tập trung dần về phía trung tâm thủy tinh thể. Sợi càng mới thì càng xa trung tâm. Ngược lại, sợi càng cũ thì càng gần trung tâm. Sợi lâu nhất sẽ tạo thành nhân bào thai, sợi được sinh ra vào thời thiếu niên tạo thành nhân thời trẻ em và sợi sinh ra vào thời kỳ trưởng thành thì phát triển nên nhân trưởng thành. Các sợi mới sinh sẽ tập hợp thành lớp vỏ bên ngoài.
Nhìn chung, thủy tinh thể là một bộ phận nhỏ trong mắt nhưng được coi là thành phần quang học quan trọng. Cấu tạo của chúng phức tạp và tiến triển theo theo độ tuổi của con người. Thủy tinh thể cũng sẽ bị “già hóa” nên chúng cần được chăm sóc cùng với mắt hàng ngày.
Để đôi mắt sáng khỏe từng ngày, bạn cần kết hợp giữa thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học.
>>> xem thêm: 8 điều cần biết khi phẫu thuật thay thủy tinh thể mắt bằng phương pháp Phaco
Nên làm gì để thủy tinh thể của mắt luôn khỏe mạnh?
Mắt là một trong những điểm nhạy cảm nhất trên cơ thể con người. Nếu không được quan tâm đúng cách, thủy tinh thể sẽ dễ bị tổn thương. Dưới đây là 7 cách để mắt sáng khỏe mỗi ngày:
- Thực hiện theo quy tắc 20-20-20:
Sau 20 phút làm việc với máy tính, màn hình kỹ thuật số bạn phải nhìn ra xa 20 feet (7m) trong vòng 20 giây để mắt được nghỉ ngơi.
Sau 20 phút làm việc với máy tính bạn phải nhìn ra xa 20 feet trong vòng 20s để mắt nghỉ ngơi
- Đeo kính mát:
Kính râm giúp ngăn chặn 99-100% tia UV và tia UV-B từ ánh nắng mặt trời, tia sáng có hại khác, khói, bụi, chất độc hại... Mắt tiếp xúc lâu với các thành phần trên có thể gây đục thủy tinh thể.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất:
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt và thị lực như rau xanh, trái cây có múi, thịt đỏ hoặc đồ ăn chứa vitamin A, lutemin, beta-carotene, zeaxanthin...
- Chăm sóc mắt thường xuyên:
Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối loãng để vệ sinh hàng ngày hoặc khi mắt bị đỏ, ngứa, cộm do có vật thể lạ.
- Sử dụng kính áp tròng đúng cách:
Người thường xuyên đeo kính áp tròng phải giữ cho kính luôn sạch và khô, thay kính sau 2-3 tháng, không đeo kính quá lâu, khi bơi hoặc tiếp xúc với chất tẩy rửa.
- Không hút thuốc:
Khói thuốc làm tăng nguy bị khô mắt và đục thủy tinh thể, làm tăng mảng bám trong mạch máu gây ra yếu động mạch, dẫn đến hỏng võng mạc và mất thị lực.
- Khám mắt định kỳ:
Khám mắt theo đúng thời hạn giúp bạn phát hiện sớm vấn đề về thủy tinh thể cũng như các bệnh lý về mắt
Khi mắt được bảo vệ đúng cách, con người sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về mắt cũng như thủy tinh thể. Một số bệnh phổ biến có thể kể đến là đục thủy tinh thể, giảm thị lực, viêm kết mạc… Việc tuân theo chế độ sinh hoạt lành mạnh, thực đơn dinh dưỡng là cần thiết để giữ cho thủy tinh thể ở trạng thái bình thường.
Như vậy, bài viết đã giải thích cụ thể về thủy tinh thể là gì. Hy vọng thông qua những thông tin trên, độc giả sẽ hiểu hơn về bộ phận quan trọng của mắt. Từ đó, độc giả sẽ có hướng chăm sóc mắt phù hợp và tốt nhất cho bản thân.
>>> xem thêm: Có thuốc điều trị đục thủy tinh thể cho mắt khỏi hoàn toàn không?