Những dấu hiệu bị đục thủy tinh thể và phương pháp phòng ngừa
Những dấu hiệu đục thủy tinh thể được chia sẻ trong bài viết là cách thông dụng nhất để nhận biết bệnh. Mỗi bệnh nhân sẽ được tư vấn lộ trình chữa bệnh riêng phù hợp với bản thân. Việc phát hiện đục thủy tinh thể càng sớm sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình điều trị thêm dễ dàng.
Dấu hiệu đục thủy tinh thể xuất hiện ngay từ khi bệnh bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, triệu chứng của giai đoạn đầu thường khó phát hiện. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có khả năng bị mù lòa vĩnh viễn. Do đó, việc nhận biết đục thủy tinh thể sớm sẽ giúp bạn tìm ra phương án phòng ngừa kịp thời.
7 dấu hiệu đục thủy tinh thể bạn cần lưu ý
Đục thủy tinh thể là hiện tượng các protein phân bố không đều, tụ lại thành mảng đục. Ánh sáng lúc này không thể truyền vào đáy mắt dẫn đến việc người bệnh không nhìn rõ mọi vật. Dấu hiệu đục thủy tinh thể giai đoạn đầu rất nhẹ và giống với một số bệnh lý về mắt khác, nên nhiều bệnh nhân đã bỏ qua. Điều này cũng là nguyên nhân khiến hầu hết các ca mổ đục thủy tinh thể đều ở giai đoạn nặng, làm ảnh hưởng tới kết quả hồi phục sau đó.
Những triệu chứng dưới đây sẽ là cơ sở cho việc chẩn đoán đục thủy tinh thể:
Mắt mờ
Khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, mắt vẫn chưa cảm nhận rõ triệu chứng. Bệnh nhân sẽ có cảm giác mọi vật bị mờ đi như có màng sương che trước mắt. Theo thời gian, "màng sương" dần dày lên, hình ảnh mờ đi rõ rệt, cản trở việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Khó nhìn vào ban đêm
Người mắc bệnh vào ban đêm sẽ bị hạn chế tầm nhìn. Việc lái xe cũng trở nên khó khăn, đặc biệt khi gặp ánh đèn từ xe đi ngược chiều. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị đục thủy tinh thể thì không nên tự điều khiển xe nếu không cần thiết.
Khi nhận ra dấu hiệu đục thủy tinh thể, người bệnh cần hạn chế tự lái xe vào ban đêm
Nhạy cảm với ánh sáng
Mắt bị lóa, chói khi tiếp xúc với ánh sáng là một trong những dấu hiệu đục thủy tinh thể. Tia sáng quá chói sẽ khiến mắt bị khó chịu hoặc đau, nhức. Khi phát hiện ra dấu hiệu trên, bạn cần đến cơ sở khám mắt để chẩn đoán bệnh sớm nhất.
Tầm nhìn xuất hiện quầng sáng
Bản chất của đục thủy tinh thể là ánh sáng bị nhiễu khi đi vào mắt. Do đó, khi nhìn thẳng vào bóng đèn, bóng điện hay mặt trời quầng sáng sẽ hiện lên. Đôi khi, màu sắc của quầng sáng đó sẽ thay đổi.
Thay kính mới liên tục
Tình trạng thay kính mới liên tục thực chất là kính cận đã không thể khắc phục được thị lực của bạn. Do đó, tỷ lệ thủy tinh thể bị đục là rất cao.
Nhìn vật có màu vàng nâu
Dấu hiệu mắt bị đục thủy tinh thể là nhìn mọi vật đều bị phủ một màu vàng nâu. Khi có triệu chứng này có nghĩa là bệnh đã ở mức nặng. Vùng protein bị co lại chuyển màu đục hơn. Người bệnh cũng bị giảm khả năng nhận biết màu sắc khi mắc bệnh.
Nhìn sự vật thành nhiều lần
Bệnh phát triển tới giai đoạn giữa sẽ xuất hiện triệu chứng tầm nhìn đôi, nhìn vật trước mắt thành hai hoặc ba lần. Dấu hiệu sẽ mất đi khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp có dấu hiệu trên đều mắc đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, khi có một trong những triệu chứng trên, bạn cần tìm đến địa chỉ khám chữa mắt uy tín để có phương pháp điều trị kịp thời. Điều này giúp quá trình chữa bệnh dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung tiếp theo sẽ đề cập tới cách phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể chuẩn khoa học.
Phương pháp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể dạng nặng nguy hiểm như thế nào? Bên cạnh biến chứng xấu nhất là mù lòa thì bệnh còn dẫn tới tăng nhãn áp, gây vỡ bao và viêm màng bồ đào. Mắt sẽ không thể điều tiết dịch, tạo ra những cơn đau dữ dội cho bệnh nhân. Phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể trước khi có diễn biến xấu là điều cần thiết đối với mỗi người. Hiện nay, có hai phương pháp hữu hiệu nhất: Đeo kính và phẫu thuật.
Đeo kính
Thông thường, bác sĩ chỉ định đeo kính khi dấu hiệu của đục thủy tinh thể chưa ảnh hưởng nhiều tới thị lực hoặc không cản trở tới sinh hoạt hàng ngày. Không có loại kính chuyên dụng nào có thể điều trị cho bệnh trên. Do đó, các loại kính lão, kính lúp được bác sĩ khuyên dùng, kết hợp bổ sung ánh sáng của môi trường sẽ cho mắt tầm nhìn tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên đeo kính râm khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nặng và các tia có hại.
Bác sĩ khuyên nên dùng kính lão, kính lúp để cải thiện thị lực
Ưu điểm:
- Thời gian đo kính nhanh chóng:
Quy trình đo kính nhanh chóng, đơn giản, được hỗ trợ bởi nhiều máy móc chuyên nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí:
Giá của một chiếc kính lão bao gồm gọng và hai mắt kính chỉ từ 400.000-1000.000 tùy loại. Về kính lúp dành cho mắt, thị trường có rất nhiều loại phân chia theo cách dùng hoặc chất liệu: Kính lúp cầm tay, kính lúp đeo đầu, kính lúp đeo mắt, kính lúp điện tử, kính viễn vọng...
- Dễ dàng thực hiện ở nhiều địa điểm:
Khám mắt và đo kính là một quy trình phổ biến, có thể thực hiện ở nhiều nơi. Ngày nay, hầu hết các phòng khám mắt nhỏ hay cửa hàng bán kính cận đều cung cấp dịch vụ đo mắt với độ chính xác cao.
Nhược điểm:
- Gây vướng víu, mất thẩm mỹ:
Mắt khi đeo kính lâu sẽ bị dại, xuất hiện viền, lằn xung quanh mắt. Kính cũng gây bất tiện trong một số trường hợp như thể thao, bơi lội, vận động mạnh,...
- Độ cận vẫn tăng:
Việc đeo kính không có tác dụng làm thị lực của mắt trở lại như cũ mà độ cận vẫn có thể tăng. Các loại kính đeo khi đục thủy tinh thể chỉ giúp mắt nhìn rõ mọi vật xung quanh.
- Không nhìn rõ nếu không đeo kính:
Kính chỉ có tác dụng khi người bệnh đeo nó. Nếu không dùng kính, bạn vẫn không thể nhìn được vật.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi mắt bắt đầu có dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể dạng nặng. Mổ đục thủy tinh thể là đưa kính nội nhãn (IOL) vào mắt thay thế cho thủy tinh thể cũ. Các bệnh viện và cơ sở tư nhân lớn ngày nay đều sử dụng phương pháp mổ Phaco cho bệnh nhân. Đây là phương pháp tán nhuyễn thủy tinh thể bằng năng lượng sóng siêu âm. Cách thức phẫu thuật được nhiều người tin tưởng nhờ ưu điểm vượt trội.
Kính nội nhãn IOL sẽ thay thế cho thủy tinh thể đã bị đục
Ưu điểm:
- Phương pháp an toàn:
Các chuyên gia Nhãn khoa đã khẳng định phẫu thuật đục thủy tinh thể có độ an toàn cao, không gây chảy máu và người bệnh có thể xuất viện ngay sau khi mổ.
- Hiệu quả dài lâu:
Theo thống kê từ nhiều bệnh viện lớn, 90% các ca mổ đều mang lại thị lực như ban đầu. Khả năng tái phát bệnh thấp, mắt giữ được độ sáng trong nhiều năm liền.
- Hạn chế được hầu hết nhược điểm của phương pháp đeo kính truyền thống:
Không vướng víu, không dại mắt, trả lại thị lực trong thời gian ngắn.
Nhược điểm:
- Chi phí cao:
Một ca mổ đục thủy tinh thể sẽ dao động từ 4-60 triệu đồng. Chi phí trên bao gồm dịch vụ khám, phương pháp phẫu thuật và loại kính nội nhãn. Các cơ sở sẽ có bảng giá cụ thể riêng tùy thuộc vào yêu cầu của người bệnh.
- Cần tìm địa điểm uy tín:
Cơ sở đảm bảo được dịch vụ chất lượng, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ là lựa chọn hàng đầu cho người mắc đục thủy tinh thể. Một số địa chỉ phổ biến: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt Nga...
Nhìn chung, hai phương pháp trên đều phát huy tác dụng ở từng giai đoạn riêng. Vào giai đoạn bệnh mới xuất hiện, bệnh nhân nên đeo kính. Khi mắt có những biểu hiện nặng, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật để giữ được thị lực.
Những dấu hiệu đục thủy tinh thể đã được chia sẻ trong bài viết là cách thông dụng nhất để nhận biết bệnh. Mỗi bệnh nhân sẽ được tư vấn lộ trình chữa bệnh riêng phù hợp với bản thân. Việc phát hiện đục thủy tinh thể càng sớm sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình điều trị thêm dễ dàng.