MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ NHƯỢC THỊ CHO TRẺ
Một số nguyên nhân gây ra nhược thị (vd như lác, đục TTT) cần can thiệp bằng phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật xong, trẻ có thể vẫn cần băng mắt khỏe hơn cho đến khi thị lực của bé ở mắt yếu hơn hồi phục. Việc điều trị nhược thị chỉ mang lại hiệu quả khi con bạn bắt buộc phải sử dụng mắt yếu hơn để nhìn.
Chọn lựa băng bịt mắt điều trị Nhược thị như thế nào?
Miếng băng bịt mắt nên phải tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo che kín bên mắt khỏe hơn để đảm bảo cho mắt có thi lực yếu hơn phải hoạt động. Bố mẹ hoặc người thân phải để ý để đảm bảo trẻ không bóc, gỡ băng, miếng dán bịt mắt ra trong thời gian điều trị. Có thể dùng băng che mắt với chun vòng quanh đầu hoặc tốt hơn là dùng miếng dán, dán bịt vào mắt.
Trong trường hợp trẻ đang đeo kính chỉnh tật khúc xạ, có thể dùng miếng dán, dán lên mắt kính nhưng tốt hơn cả vẫn là dùng miếng dán và dán trực tiếp lên mắt khỏe hơn.
Lưu ý để trẻ không gỡ băng/miếng dán mắt ra
Trẻ thường không thích bị băng/bịt mắt. Tuy nhiên bố mẹ và người thân phải giải thích, động viên và giám sát các bé đảm bảo tuân thủ điều trị. Nếu không, việc điều trị sẽ không có tác dụng.
Thử các hoạt động để tăng độ tập trung của trẻ, giúp trẻ ít để ý đến việc phải bịt mắt. Hoăc có những phần thưởng cho trẻ khi trẻ đeo băng bịt mắt.
Có thể bạn sẽ cần thời gian để giúp trẻ thích nghi với việc bịt mắt. Sau đó, trẻ sẽ cảm thấy đỡ khó chịu hơn. Bạn cần phải nhớ là tăng cường hoạt động của mắt yếu hơn là cách duy nhất để giúp trẻ điều trị nhược thị và có thi lực 2 mắt đều nhau.
Nếu đã làm hết cách mà trẻ vẫn gỡ băng bịt mắt ra thì đôi lúc bạn phải dùng đến biện pháp mạnh như đi găng tay cho trẻ để trẻ không gỡ được miếng dán/bịt mắt nữa, dù đây được khuyến cáo là cách cuối cùng.
Hãy hướng dẫn con bạn về băng bịt mắt hoặc miếng dán bịt mắt
Trẻ mẫu giáo học trẻ tiểu học thường sẽ không thích bị bịt mắt hoặc nhỏ thuốc làm thị lực mờ đi. Để giúp trẻ, các bố mẹ cần giải thích tầm quan trọng của việc điều trị sẽ giúp trẻ nhìn rõ hơn. Có thể cho trẻ xem ảnh của nhiều bạn bè khác cũng đang điều trị giống bé.
Có thể cho các trẻ nhỏ đeo băng hoặc dán miếng dán này cho búp bê của trẻ hoặc cho phép trẻ trang trí các miếng băng hoắc miếng dán bằng sáp màu hoăc các sticker, điều này có thể giúp trẻ dễ chấp nhận việc đeo băng/miếng dán hơn.
Bạn cũng cần phối hợp với cô giáo của bé ở trường để giúp trẻ, có thể khen ngợi bé khi bé đeo băng/miếng dán mắt. Trẻ sẽ thấy hào hứng vì được cô giáo ngợi khen.
Một số lưu ý khi dùng băng/miếng dán:
- Trong một số trường hợp hiếm, việc sử dụng quá lâu bằng/miếng dán khiến ảnh hưởng đến mắt khỏe, vì vậy hãy tuân thủ điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn để các bác sĩ đánh giá thị lực 2 mắt
- Vùng da xung quanh mắt nơi băng/dán mắt có thể bị đỏ hoặc dị ứng. Có thể giảm bớt bằng cách thay đổi các kích cỡ, hình dáng miếng dán khác nhau
- Con ban có thể vụng về khi đeo băng mắt/miếng dán, vì vậy hãy để mắt đến trẻ khi chúng trèo cầu thang hoăc chơi các trò chơi vận động
Điều trị Nhược thị bằng phẫu thuật
Một số nguyên nhân gây ra nhược thị (vd như lác, đục TTT) cần can thiệp bằng phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật xong, trẻ có thể vẫn cần băng mắt khỏe hơn cho đến khi thị lực của bé ở mắt yếu hơn hồi phục. Việc điều trị nhược thị chỉ mang lại hiệu quả khi con bạn bắt buộc phải sử dụng mắt yếu hơn để nhìn. Việc điều trị này nên được tiến hành càng sớm càng tốt và nếu sau khi trẻ 6 tuổi thì khả năng hồi phục sẽ kém hơn. Do đó các bố mẹ hãy cho con đi khám phát hiện sớm tật khúc xạ và nhược thị ngay từ khi trẻ 4 hoặc 5 tuổi và duy trì mỗi năm khám 1 lần.
Nguồn tham khảo: https://www.aao.org/eye-health/diseases/amblyopia-lazy-eye-treatment
https://www.aao.org/eye-health/diseases/amblyopia-lazy-eye-treatment
https://www.webmd.com/eye-health/amblyopia-child-eyes#1
Tìm hiểu thêm: Khám miễn phí phát hiện sớm Tật Khúc Xạ và Nhược thị cho trẻ nhỏ