Mổ mắt bị đục thủy tinh thể cần chú ý những gì
Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Có 3 nội dung bạn cần nắm được, bao gồm: Thời điểm mổ, chuẩn bị cho ca mổ và chế độ sinh hoạt sau khi mổ.
Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Mổ mắt bị đục thủy tinh thể là phương pháp duy nhất để điều trị triệt để căn bệnh trên. Vậy người bệnh cần lưu ý những gì khi thực hiện phẫu thuật? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về mổ thay thủy tinh thể mà bệnh nhân và người nhà cần biết.
Thời điểm để mổ mắt đục thủy tinh thể
Phác đồ điều trị đục thủy tinh thể được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn bệnh nhẹ
- Giai đoạn bệnh nặng
Phẫu thuật thay thủy tinh thể được áp dụng khi bệnh đã trở nặng. Biểu hiện cụ thể là thị lực giảm sút mạnh dưới 3/10, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống hàng ngày. Nếu không phẫu thuật kịp thời, mắt có thể mất thị lực vĩnh viễn.
Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh nặng nào cũng có đủ điều kiện để mổ. Việc này cần phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Tuổi tác:
Người cao tuổi khả năng đề kháng kém, thể trạng yếu, vết thương khó lành và nguy cơ xảy ra biến chứng cao
- Bệnh nền:
Đối tượng bị huyết áp cao, đái tháo đường...cần cân nhắc trước khi mổ
Trên thực tế, dù bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu nhiều người vẫn còn e ngại trước phương pháp trên bởi tâm lý chưa sẵn sàng hoặc lo sợ về rủi ro hậu phẫu thuật. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đánh giá mổ mắt bị đục thủy tinh thể an toàn và ít biến chứng. Trong đó, phương pháp mổ Phaco được nhiều bệnh viện lớn tin tưởng, áp dụng cho bệnh nhân.
Vậy người bị đục mắt cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn?
Cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể?
Ngoài trang bị những kiến thức cơ bản về mắt bị đục tinh thể, phác đồ điều trị bệnh thì bạn cần chuẩn bị về tâm lý, chi phí thực hiện và cơ sở phẫu thuật.
Tinh thần
Tại sao phải chuẩn bị tinh thần trước khi mổ? Mọi ca phẫu thuật đều được tiên đoán về nguy cơ gặp rủi ro, thay thế đục thủy tinh thể cũng không phải ngoại lệ. Tuy đã được chứng minh về mức độ an toàn nhưng vẫn có những bệnh nhân gặp biến chứng sau mổ khoảng vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Hầu hết đó là đối tượng cao tuổi, có bệnh nền hoặc chăm sóc mắt không đúng cách. Đôi khi, nguyên nhân cũng có thể đến từ sơ sót trong quá trình mổ.
Người già là đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao khi mổ mắt bị đục thủy tinh thể
Chi phí
Chi phí mổ đục thủy tinh thể phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Phương pháp mổ: Phaco và Laser
- Mổ Phaco: Được áp dụng nhiều nhất trong các bệnh viện lớn, mổ Phaco là hình thức tán nhuyễn thủy tinh thể thành dạng nhũ bằng sóng siêu âm Phaco, sau đó hút ra ngoài. Vết rạch để đưa đầu máy dò cực nhỏ nên không gây chảy máu và nhanh lành vết thương.
- Mổ Femtosecond Laser: Phương pháp sẽ sử dụng kỹ thuật tạo đường mổ, tạo đường xé bao trước thủy tinh thể và chẻ thủy tinh thể bằng laser. Chúng cho phép bác sĩ thực hiện chính xác hơn, rút ngắn thời gian và hạn chế biến chứng do vết mổ tạo ra.
- Loại kính nội nhãn: Kính nội nhãn (IOL) có chức năng thay thế thủy tinh thể đã được hút bỏ. Có nhiều loại kính IOL với tính năng và giá thành riêng:
- Kính nội nhãn đơn tiêu cự: Chỉ cho tầm nhìn gần hoặc xa tốt. Ở khoảng nhìn không được ưu tiên, người dùng vẫn thấy mờ và phải đeo kính.
- Kính nội nhãn tiêu cự đơn lấy nét: Loại kính có thể thích ứng theo chuyển động của cơ mắt, tự động lấy nét ở tầm nhìn gần hoặc xa.
- Kính nội nhãn đa tiêu cự: Thủy tinh thể nhân tạo có tính năng tương tự kính đa tròng hoặc hai tròng, cho phép người dùng nhìn rõ vật xa và gần.
- Kính nội nhãn Toric: Kính tích hợp khả năng chỉnh tật loạn thị trên mắt
- Tái khám:
Bệnh nhân sẽ không phải ở lại bệnh viện những sẽ phải tái khám sau khoảng 1-2 ngày để theo dõi. Các buổi khám diễn ra liên tục 1 tuần hoặc 1 tháng sau đó để bác sĩ nắm được tình trạng thị lực của mắt, đánh giá quá trình hồi phục. Trong trường đặc biệt, người bệnh vẫn cần sự hỗ trợ của kính. Chi phí mổ thường không bao gồm các đợt tái khám.
Bệnh nhân sẽ cần tái khám sau khi mổ để kiểm soát thị lực của mắt
- Thuốc sau phẫu thuật:
Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống nhằm ngăn ngừa viêm, nhiễm trùng hoặc tăng nhãn áp. Tuy nhiên, chi phí thuốc sau mổ sẽ nằm trong chi phí mổ ban đầu.
Cơ sở thực hiện mổ mắt bị đục thủy tinh thể
Giá tiền mổ mắt đục tinh thể còn phụ thuộc vào nơi bạn lựa chọn thể làm phẫu thuật. Tại các bệnh viện công, giá thành thường rẻ hơn tại bệnh viện tư nhân. Sự chênh lệch đến từ dịch vụ chăm sóc khách hàng và một số dịch vụ đặc biệt khác như lựa chọn giờ mổ, chọn bác sĩ thực hiện. Hơn hết, bạn cần tìm được cơ sở uy tín và có tâm.
Nhìn chung, khi mổ đục nhân mắt, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý tới 3 yếu tố: Tinh thần, chi phí và địa điểm mổ. Đặc biệt, việc chọn loại kính nội nhãn phù hợp là điều quan trọng. Giá kính chiếm phần lớn trong chi phí mổ nên loại kính được chọn cần đáp ứng đủ hai yêu cầu: Điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng.
Khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề trên, bạn hoàn toàn có thể sẵn sàng tham gia kỳ phẫu thuật để thay đục thủy tinh thể. Sau đó, áp dụng chế độ sinh hoạt phù hợp thì đôi mắt sẽ dễ dàng lành bệnh.
Chế độ sinh hoạt cho người mổ mắt bị đục thủy tinh thể
Dinh dưỡng và lối sinh hoạt có sự ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mổ và hồi phục của mắt. Người mổ cần tuân theo chế độ nghiêm ngặt trước và sau mổ để đạt được kết quả tốt nhất:
* Dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật:
Các thực phẩm tốt cho mắt và sức khỏe, hỗ trợ bệnh nhân hồi sức nhanh chóng:
- Thực phẩm giàu đạm
- Thực phẩm giàu chất béo
- Thực phẩm giàu omega-3
- Vitamin và khoáng chất
- Uống đủ nước mỗi ngày
* Sinh hoạt sau phẫu thuật:
- Không vận động mạnh, bê vác nặng
- Kiêng nước chảy vào mắt
- Không nằm nghiêng về phía mắt mổ quá nhiều
- Hạn chế đọc sáng, xem tivi, máy tính liên tục trong thời gian dài
- Đeo băng mắt, kính râm bảo vệ mắt thường xuyên
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng trên được vận dụng cho hai nhóm bệnh nhân trẻ tuổi và cao tuổi. Dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên bồi bổ tốt nhằm đẩy nhanh thời gian hồi phục. Một thể trạng tốt cũng có khả năng hạn chế biến chứng xuất hiện.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp những điều cần lưu ý khi mổ mắt bị đục thủy tinh thể. Có 3 nội dung bạn cần nắm được, bao gồm: Thời điểm mổ, chuẩn bị cho ca mổ và chế độ sinh hoạt sau khi mổ. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với các độc giả.