Giải đáp: Mổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không?

 

Thủy tinh thể là một bộ phần bên trong mắt. Chúng có cấu trúc hình vòm và làm nhiệm vụ lọc tia từ ngoại trong ánh nắng và hội tụ ánh sáng vào võng mạc. Khi thủy tinh thể ở trạng thái bình thường, chúng có dạng trong suốt, cho mắt nhìn rõ mọi vật xa gần.

 

Mổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không? Đục thủy tinh thể là căn bệnh nhãn khoa phổ biến, thường thấy ở độ tuổi ngoài 60. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là cách duy nhất để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Nếu đang băn khoăn về phương pháp trên thì đây sẽ là bài viết dành cho bạn.

Mổ đục thủy tinh thể là gì?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp mổ đục thủy tinh thể, ta cần biết bệnh đục thủy tinh thể là gì. 

Khái niệm bệnh đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể là một bộ phần bên trong mắt. Chúng có cấu trúc hình vòm và làm nhiệm vụ lọc tia từ ngoại trong ánh nắng và hội tụ ánh sáng vào võng mạc. Khi thủy tinh thể ở trạng thái bình thường, chúng có dạng trong suốt, cho mắt nhìn rõ mọi vật xa gần.

Đục thủy tinh thể là hiện tượng các protein không hòa tan tích lũy lại, tạo thành mảng đục. Tia sáng khi đi qua vùng bị đục sẽ bị tán xạ mạnh, gây giảm thị lực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh, bao gồm một số tác nhân từ môi trường, thói quen sinh và quan trọng là sự lão hóa tự nhiên của mắt.

Khái niệm phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phẫu thuật đục thủy tinh thể thực chất là thay thế thủy tinh thể nhân tạo, hay còn được gọi là cấy ghép kính nội nhãn vào trong mắt. Bác sĩ sẽ tán nhuyễn thủy tinh thể cũ, hút bỏ và thay vào đó kính nội nhãn. Hiện nay, phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị triệt để bệnh.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể là thủ thuật thay thế thủy tinh thể cũ bằng kính nội nhãn

Phẫu thuật đục thủy tinh thể là thủ thuật thay thế thủy tinh thể cũ bằng kính nội nhãn

Hai phương pháp mổ phổ biến nhất tại các bệnh viện:

  • Mổ Phaco: Là hình thức tán nhuyễn thủy tinh thể bằng Phaco
  • Mổ bằng laser: Là hình thức tạo vết rạch, mở bao và loại bỏ thủy tinh thể bằng laser

Mổ đục thủy tinh thể có được bảo hiểm không? Dựa theo Điều 21/Luật Bảo hiểm y tế, phẫu thuật thay thủy tinh thể nằm trong hạng mục được bảo hiểm y tế chi trả. Cùng với Thông tư liên tịch Số: 37/2015/TTLT-BYT-BTC về Giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện, mức hỗ trợ sẽ có sự thay đổi theo nơi bạn thực hiện phẫu thuật.

Mổ bằng sóng siêu âm Phaco và laser đều sở hữu ưu điểm tỷ lệ thành công cao, không chảy máu và không gây đau đớn. Số lượng bệnh nhân lớn, đảm bảo an toàn là hai lý do khiến phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện là một trong những thủ thuật y tế phổ biến nhất trên thế giới.

Vậy mổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không?

Mổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không?

Thời gian thực hiện thủ thuật thay thủy tinh thể chỉ kéo dài trong khoảng 15-20 phút. Bạn có thể tham khảo quy trình mổ bằng sóng siêu âm Phaco và sử dụng laser dưới đây:

- Mổ Phaco:

  • Bước 1: Tra thuốc giãn đồng tử, thuốc kháng sinh chống viêm
  • Bước 2: Gây tê tại bề mặt cạnh nhãn cầu của mắt. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo nhưng không cảm thấy đau đớn trong khi mổ
  • Bước 3: Rạch một đường dài khoảng 2,8mm bên trong tiền phòng của nhãn cầu
  • Bước 4: Bơm một lượng chất nhầy vào bên trong nhằm bảo vệ tế bào nội mô và một số bộ phận khác của mắt
  • Bước 5: Xé bao phần trước thủy tinh thể, tách nước để lõi thủy tinh thể xoay tự do trong bao. Dùng đầu máy phát sóng siêu âm Phaco để tán nhuyễn lõi thủy tinh thể và hút toàn bộ ra ngoài. Lúc này, thủy tinh thể chỉ còn một túi bao trong suốt.
  • Bước 6: Hút sạch chất còn sót lại trong bao và đặt vào kính nội nhãn. Kính  có đường kính 5-6mm, được cuộn tròn và đưa vào qua vết mổ. Khi vào được bên trong, nó sẽ tự động duỗi ra từ từ và trở về hình dáng ban đầu.
  • Bước 7: Tái tạo tiền phòng, bơm kháng sinh chống nhiễm trùng, tra thuốc và băng mắt

- Mổ bằng laser:

  • Bước 1: Tạo đường mổ trên giác mạc có chiều dài, độ sâu và vị trí đã được xác định trên máy tính, thực hiện bằng tia FEMTOSECOND LASER
  • Bước 2: Tạo đường xé mở bao trước bằng laser có độ chính xác cao, đồng tâm
  • Bước 3: Chẻ nhỏ nhân thủy tinh thể bị đục bằng laser
  • Bước 4: Hút toàn bộ thủy tinh thể cũ ra ngoài bằng hệ thống Phaco
  • Bước 5: Đặt kính nội nhãn và cố định vị trí 
  • Bước 6: Bơm kháng sinh chống nhiễm trùng, tra thuốc và băng mắt

Lưu ý: Quy trình trên chưa bao gồm thời gian khám tiền phẫu thuật

Sau khi hoàn thành các bước trên, bệnh nhân chỉ cần ở lại bệnh viện 30 phút để theo dõi tình hình và được xuất viện ngay sau đó. Với một số trường hợp đặc biệt xảy ra biến chứng lập tức thì cần tiếp tục điều trị tại bệnh viện. Tóm lại, để giải đáp thắc mắc “Mổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không?”, câu trả lời là không.

Mổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không? Bệnh nhân chỉ cần theo dõi tại bệnh viện 30 phút sau mổMổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không? Bệnh nhân chỉ cần theo dõi tại bệnh viện 30 phút sau mổ

Khi được chỉ định làm phẫu thuật, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý những điều sau.

Cần chuẩn bị gì khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể?

Bệnh nhân sẽ được đồng ý làm phẫu thuật khi thị lực giảm xuống dưới 3/10. Để tránh mất thời gian trong quá trình mổ, bạn cần lưu ý 3 yếu tố quan trọng:

- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết:

Ba loại xét nghiệm quan trọng cần làm để được chỉ định mổ: Xét nghiệm máu, khám nội tổng quát (bao gồm cả điện tâm đồ), siêu âm mắt (đo công suất của giác mạc để biết tính công suất cho thủy tinh thể nhân tạo). Nếu kết quả cho ra đều bình thường, bác sĩ sẽ lên lịch hẹn phẫu thuật. Nếu phát hiện bất ổn hoặc bệnh lý, bạn cần điều trị ổn định trước khi mổ. 

- Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mổ:

  • Mang đầy đủ hồ sơ bệnh án và giấy tờ cá nhân
  • Vệ sinh cá nhân: Tắm, gội đầu, cắt tóc...
  • Nắm rõ cam kết phẫu thuật trước khi ký cam kết phẫu thuật
  • Giải quyết nhu cầu cá nhân
  • Vệ sinh mặt theo hướng dẫn
  • Bác sĩ đo huyết mạch, bơm rửa lệ đạo, test dị ứng thuốc, kiểm tra tổng trạng sức khỏe người bệnh

- Lưu ý trong và sau phẫu thuật

  • Mặc quần áo vô trùng, đánh dấu mắt mổ
  • Uống thuốc, sát khuẩn cho vùng da quanh mắt
  • Thả lỏng cơ thể khi nhỏ thuốc tê
  • Thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sĩ trong toàn bộ thời gian phẫu thuật
  • Tránh vận động mạnh sau phẫu thuật
  • Ăn các thức ăn mềm, không sử dụng chất kích thích và rượu bia
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn

Những lưu ý trên là cơ sở quan trọng giúp ca mổ diễn ra suôn sẻ. Quá trình hồi phục có đạt được hiệu quả cao cũng phụ thuộc vào cách chăm sóc mắt đúng cách và bồi bổ dưỡng chất cần thiết cho mắt. Hơn hết, người nhà và bệnh nhân cần phối hợp hài hòa với bác sĩ.

Như vậy, bài viết trên đã trả lời câu hỏi mổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không. Những vấn đề người bệnh cần biết về mổ thay thế thủy tinh thể cũng đã được chia sẻ đầy đủ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc.