Đục thủy tinh thể người già - Nguyên nhân và giải pháp tối ưu

Đục thủy tinh thể người già - Nguyên nhân và giải pháp tối ưu

Đục thủy tinh thể ở người già là hiện tượng thủy tinh thể mất đi độ trong suốt, xuất hiện mảng mờ đục.

Bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng nhưng sẽ khiến cuộc sống của người già trở nên khó khăn.

Đục thủy tinh thể người già là căn bệnh phổ biến đối với người đã lớn tuổi và bắt đầu giai đoạn lão hóa nặng. Bệnh được biết đến với các tên cườm mắt, cườm khô hoặc đục nhân mắt. Người cao tuổi mắc đục thủy tinh thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và có nguy cơ mù lòa cao. Chủ động trang bị thông tin cơ bản về bệnh và cách phòng ngừa là việc làm cần thiết để giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Bệnh đục thủy tinh thể ở người già là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu được khái niệm của bệnh đục thủy tinh thể và mức độ phổ biến của bệnh hiện nay.

Khái niệm

Đục thủy tinh thể ở người già là hiện tượng thủy tinh thể mất đi độ trong suốt, xuất hiện mảng mờ đục. Khi thủy tinh thể ở trạng thái bình thường, chúng làm nhiệm vụ đưa ánh sáng hội tụ vào đúng võng mạc giúp người nhìn rõ sự vật. Khi thủy tinh thể bị đục, đường truyền ánh sáng bị ảnh hưởng khiến sự vật bị mờ đi rõ rệt. Khái niệm trên cũng có thể trả lời cho câu hỏi đục thủy tinh thể người trẻ là gì.

Khái niệm đục thủy thủy tinh thể ở người trẻ và người già đều giống nhauKhái niệm đục thủy thủy tinh thể ở người trẻ và người già đều giống nhau

Các loại đục thủy tinh thể người già:

- Đục nhân thủy tinh thể

- Đục vỏ thủy tinh thể

- Đục thủy tinh thể dưới bao sau

Mức độ phổ biến của căn bệnh

Đục thủy tinh thể người già được đánh giá là vô cùng phổ biến. Theo nghiên cứu của Framingham Eye Study: Người bệnh ở độ tuổi 55-64 chiếm 4,5%; người bệnh ở độ tuổi 65-74 chiếm 18%; người bệnh ở độ tuổi 75-84% chiếm 49,5%. Như vậy, độ tuổi càng cao sẽ càng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa khi ngày càng nhiều người trẻ có dấu hiệu của đục thủy tinh thể.

Bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng nhưng sẽ khiến cuộc sống của người già trở nên khó khăn. Tại Việt Nam và trên thế giới, đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng mù lòa. Bệnh khiến thị lực giảm sút mạnh và dần mất hoàn toàn khả năng nhìn. 

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể và dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi

Nguyên nhân

Lý giải chung cho bệnh đục thủy tinh thể người già và đục thủy tinh thể người trẻ, các chuyên gia cho rằng môi trường và thói quen sống cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Cụ thể, đục thủy tinh thể xuất phát từ:

- Lão hóa:

90% các ca bệnh đục nhân mắt ở người già là do quá trình lão hóa tự nhiên của đôi mắt. Sự thiếu hụt chất chống oxy hóa trong mắt khiến mắt xuất hiện các đốm mờ, gây cản trở tầm nhìn.

Sự lão hóa tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đục thủy tinh thể người giàSự lão hóa tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đục thủy tinh thể người già

- Lạm dụng thuốc có chứa corticoid:

Corticoid là chất thuộc nhóm kháng viêm mạnh, thường được dùng để điều chế thuốc nhỏ mắt và thuốc chữa xương khớp. Khi sử dụng thường xuyên loại thuốc có chứa chất trên, bệnh nhân có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp, đục thị thủy thể hoặc tổn thương dây thần kinh thị giác.

- Thiếu dinh dưỡng:

Việc thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng như dưỡng chất chuyên biệt cho mắt là nguyên nhân của hiện tượng lão hóa nhanh và đề kháng kém. Từ đó dẫn tới một số bệnh lý ở mắt, trong đó có đục thủy tinh thể.

- Môi trường ô nhiễm:

Việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường nhiều khói bụi, chất độc hại, tia cực tím từ ánh mặt trời cũng là nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể. Cùng với đó, tầng ozon dần bị suy thoái, tia bức xạ từ mặt trời ngày càng gay gắt khiến nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao.

- Đặc thù công việc tiếp xúc với ánh sáng cường độ lớn:

Những người phải làm việc trực tiếp với ánh sáng cường độ lớn như thợ hàn, thợ điện, thợ cơ khí, công nhân gia công kim loại...là đối tượng dễ bị đục thủy tinh thể. Nguyên nhân đến từ lượng bức xạ ion hóa lớn hơn so với mức cho phép.

Biểu hiện đục thủy tinh thể người già

- Thị lực giảm: Tốc độ giảm của thị lực tỷ lệ thuận với tốc độ mờ của nhân mắt

- Nhược thị dạng nhẹ, lác mắt

- Lóa mắt khi nhìn thấy ánh sáng

- Kính tăng độ thường xuyên do mắt không thể tự điều tiết. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng đã bị tán xạ nên người già không thể nhìn rõ mọi vật dù đã đeo kính.

Những nguyên nhân và biểu hiện trên thường phổ biến với cả bệnh nhân lớn tuổi hoặc người trẻ. Đối với đục thủy tinh thể ở trẻ em hoặc đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân thường đến từ gen di truyền hoặc bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai. Gia đình phải nhận biết thông qua cử chỉ của con trẻ và các đợt khám định kỳ.

Tuy là một căn bệnh nguy hiểm tới mắt nhưng đục thủy tinh thể người già đã có phương pháp chữa trị triệt để và an toàn.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Về phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa theo các yếu tố sau đây:

- Tầm nhìn của mắt

- Con ngươi của mắt và một số bộ phận khác, kiểm tra bằng cách nhỏ thuốc giãn đồng tử

- Phân biệt các dấu hiệu của bệnh với các bệnh có khả năng làm mờ mắt khác

- Độ tuổi

Về phương pháp điều trị, thay thế thủy tinh thể nhân tạo là phương án duy nhất hiện nay được áp dụng. Hầu hết các bệnh viện và cơ sở lớn đều áp dụng cách mổ Phaco cho bệnh nhân. Phần thủy tinh thể sẽ được tán nhuyễn bằng năng lượng Phaco, hút bỏ và cấy ghép kính nội nhãn vào trong mắt. 

Phaco là  phương pháp mổ thay thủy tinh thể phổ biến nhất

Phaco là  phương pháp mổ thay thủy tinh thể phổ biến nhất

Mổ mắt đục thủy tinh thể có thời gian thực hiện ngắn. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 30 phút theo dõi tại bệnh viện. Đa số người cao tuổi sau khi mổ nhìn rõ được mọi vật, ít gặp biến chứng và không bị tái phát bệnh.

Tuy nhiên, người già khi phẫu thuật thường có sẵn bệnh nền, thể trạng yếu nên nguy cơ gặp rủi ro cao hơn người trẻ. Trước khi tiến hành thay thủy tinh thể, người bệnh cần được kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm tình hình sức khỏe và hình thái đục. Người có bệnh đái tháo đường, tim mạch hoặc cao huyết áp cần được đặc biệt lưu ý về lưu lượng máu, nhịp tim, huyết áp trong khi mổ.

Nếu biết cách phòng ngừa tốt, người già sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Cách phòng tránh đục thủy tinh thể cho người lớn tuổi

6 cách phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể cho người già hiệu quả:

- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mắt: Vitamin A, vitamin C, vitamin E, Omega-3... qua thực phẩm như rau rủ, cá biển, các loại đậu.

- Không đọc sách, nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian dài

- Bảo vệ mắt thường xuyên bằng kính mắt, mũ

- Dùng nước muối sinh lý để cân bằng độ ẩm cho mắt

- Massage mắt 10 phút hàng ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy

- Khám mắt định kỳ

Đục thủy tinh thể người già xảy ra chủ yếu là do lão hóa. Nếu người bệnh duy trì được lối sống lành mạnh, tốc độ phát triển của bệnh sẽ chậm hơn. Cách phòng ngừa trên áp dụng được với những bệnh nhân trẻ tuổi.

Như vậy, những thông tin cơ bản về đục thủy tinh thể người già đã được bài viết trên cung cấp đầy đủ. Người cao tuổi là đối tượng dễ bị tác động về sức khỏe, khả năng đề kháng thập. Nhận biết bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời là việc làm cần thiết để không dẫn tới hậu quả xấu nhất.