ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ NHƯ THẾ NÀO?

 

Đục thể thủy tinh ở giai đoạn sớm chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực, bệnh nhân có thể theo dõi, chưa cần phẫu thuật. Chỉ đinh phẫu thuật khi đục thể thủy tinh đục nhiều gây giảm thị lực đáng kể...

 

Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể?

Với đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể cải thiện thị lực bằng cách sử dụng kính gọng, kính lúp, đeo kính râm … Bệnh nhân cần được kiểm tra mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để theo dõi diễn biến của bệnh.

Khi đục thủy tinh thể mức độ nhiều, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất. Các phương pháp khác như dùng thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng… chỉ làm chậm tiến triển của bệnh chứ không giúp điều trị bệnh triệt để và không cải thiện được thị lực.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh đục thủy tinh thể, trong đó phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh bằng phương pháp siêu âm (Phaco) kết hợp với đặt thể thủy tinh nhân tạo là phương pháp hiện đại nhất đã được chứng minh tính hiệu quả và an toàn rất cao, thời gian hồi phục sau mổ nhanh, thị lực cải thiện tốt, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.

Ngoài ra tùy vào trường hợp bệnh lý đục thủy tinh thể cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật khác: như lấy thủy tinh thể trong bao, lấy thủy tinh thể ngoài bao, phẫu thuật cắt thủy tinh thể …

 

Khi nào đục thể thủy tinh cần phẫu thuật?

Đục thể thủy tinh ở giai đoạn sớm chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực, bệnh nhân có thể theo dõi, chưa cần phẫu thuật. Chỉ đinh phẫu thuật khi đục thể thủy tinh đục nhiều gây giảm thị lực đáng kể, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, hoặc đục thủy tinh thể đã gây ra biến chứng: viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp…

Với những bệnh nhân ngoài 50 tuổi, có các yếu tố thuận lợi mắc bệnh, nên được khám định kỳ phát hiện sớm bệnh lý đục thủy tinh thể. Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đục thủy tinh thể, và ra quyết định điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân mắc đục thủy tinh thể