DỊCH VỤ TẠI PHÒNG KHÁM MẮT TUỆ ANH

DỊCH VỤ TẠI PHÒNG KHÁM MẮT TUỆ ANH

1. Khám và điều trị các tật khúc xạ:
Bài viết về Tật khúc xạ:
a. PHÁT HIỆN SỚM TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ
Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em gồm: Cận thị, viễn thị, loạn thị
và lệch khúc xạ.
Dấu hiệu phát hiện sớm:
Phụ huynh, thầy cô và người chăm sóc trẻ nên chú ý quan sát các em khi
học tập, sinh hoạt để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nghi ngờ sau đây:

 

 

 Do nhìn xa không rõ nên khi xem tivi các em hay chạy lại gần để nhìn
cho rõ, lại gần bảng mới thấy chữ hoặc chép “ké” bài của bạn.
- Hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi xem tivi hay nhìn một vật ở xa.
- Đọc chữ hay bị nhảy hàng, dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc
hoặc đọc chữ rất chậm so với các bạn cùng lớp.
- Hay chép sai đề bài, viết sai chữ. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ và
“nhòe” khi nhìn lên bảng, hay đọc nhầm những chữ cái chẳng hạn như
chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ
T…
- Thường dụi mắt dù trẻ không buồn ngủ.
- Than mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt.

 

Cách phòng ngừa:
Để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ cần lưu ý những điều kiện sau:
- Nơi học tập đảm bảo đủ ánh sáng, nên dùng loại đèn dây tóc có chụp phản chiếu, hoặc dùng đèn nê-on loại có 2 bóng mắc song song.
- Tư thế ngồi học phải thẳng lưng, hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10 – 15 độ.
- Chữ viết trên bảng và trong vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen.
- Sau khi học khoảng 1 giờ cần phải nghỉ 10 – 15 phút. Khi xem tivi, chơi điện tử không nên quá 60 phút mỗi lần. Khoảng cách an toàn cho trẻ là ngồi cách màn hình máy vi tính 50cm, cách màn hình tivi ít nhất là 2m.
- Cần có chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý cho mắt, ngủ đủ giấc từ 8 – 10 tiếng một ngày. Dinh dưỡng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin cho cơ thể.
- Chú ý cho trẻ đi khám kiểm tra định kỳ “sức khỏe cho đôi mắt” 6 tháng một lần.
 

 

 

2. Khám bệnh
a. Gói khám toàn diện mắt: Đo khúc xạ, đo thị lực, đo nhãn áp, soi đáy mắt,
chụp OCT đáy mắt...
b. Gói khám toàn diện mắt cho trẻ: đo khúc xạ, đo thị lực, đo skiascopy, soi đáy mắt

3. Gói khám và chăm sóc khô mắt

 

4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ (CẬN THỊ, VIỄN THỊ, LOẠN THỊ VÀ
LÃO THỊ) KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT BẰNG KÍNH TIẾP XÚC BAN ĐÊM
(OrthoKeratology - Ortho K)
a. ��ORTHO K LÀ GÌ?
Đây là một phương pháp điều trị không phẫu thuật nhằm khử độ cận,
viễn, loạn, giúp bạn khôi phục lại thị lực và quên đi các đôi kính gọng
vướng víu. Phương pháp Ortho-K sử dụng kính tiếp xúc cứng, thấm khí
đeo trong lúc ngủ để điều chỉnh giác mạc, nhưng vẫn giữ lại các tế bào
của giác mạc (khác với việc phẫu thuật Lasik là loại bỏ tế bào giác mạc).
Nhờ vậy Ortho-K sẽ điều chỉnh độ cận, viễn và loạn thị.
b. ���� LỢI ÍCH CỦA KÍNH ORTHO - K
- Giảm độ tăng đối với trẻ em đang trong quá trình phát triển. Các nghiên
cứu diện rộng ở Mỹ đã chỉ ra rằng việc đeo kính Ortho K sẽ giúp giảm độ
tăng cận của trẻ em 30% so với việc đeo kính gọng.
- Rất tiện lợi khi đạt được thị lực tối đa mà không cần phải mang kính
gọng trong các hoạt động thể thao và hoạt động thường ngày
- Rất hữu ích với một số ngành nghề như: biểu diễn, nghệ thuật, phi
công, cảnh sát...

Tính thẩm mỹ cao đối với tất cả những người muốn bỏ cặp kính gọng
vướng víu

 

 

 c. ������ ORTHO - K SỬ DỤNG THẾ NÀO?
Rất đơn giản, bạn chỉ cần đeo kính Ortho-K trong vòng 6 – 8 tiếng vào
lúc ngủ ban đêm. Buổi sáng, bạn sẽ tháo kính ra khi ngủ dậy và bạn có
thể nhìn rõ cả ngày mà không cần đeo kính.
d. ������ ORTHO - K TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Mắt bình thường là khi tia sáng hội tụ ngay trên võng mạc, tạo ra hình
ảnh rõ nét. Tật khúc xạ là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng
ánh sáng hội tụ ngoài võng mạc (trước hoặc sau võng mạc), dẫn đến
nhìn mờ, không rõ nét.
Kính tiếp xúc Ortho-K với cấu trúc và chất liệu đặc biệt có thể thay đổi độ
cong của giác mạc. Kính Ortho-K không dùng lực ép cơ học lên mắt mà
làm giảm áp lực thủy tĩnh trong lớp nước mắt giữa kính tiếp xúc và mắt
để nắn chỉnh dần dần lớp tế bào trên bề mặt của giác mạc (lớp biểu mô)
dẫn đến thay đổi độ cong bề mặt, qua đó thay đổi độ hội tụ của mắt
e. ⚜️ BẠN MẤT BAO LÂU ĐỂ CÓ THỂ NHÌN RÕ?
Tùy theo độ khúc xạ ban đầu và đặc điểm riêng của mỗi người, thông
thường cần 1 tuần để bạn cải thiện được thị đáng kể. Tuy nhiên phần lớn
các bạn có thể nhìn rõ ngay trong vài ngày, thậm chí ngay ngày hôm sau.
Thời gian đầu bạn sẽ cần đeo kính Ortho-K từ 6-8 tiếng mỗi đêm, khi thời
gian điều trị đủ dài, mắt ổn định, bạn có thể chỉ cần mang kính cách ngày
hoặc ít hơn để duy trì hiệu quả điều trị. Đừng lo, các bác sĩ chuyên khoa
mắt sẽ giúp bạn xác định thời điểm này phù hợp.

 

f. ������ ORTHO - K CÓ AN TOÀN KHÔNG?
Ortho-K rất an toàn, không phẫu thuật, không xâm lấn. Phương pháp này
đã được FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận
cho phép sử dụng điều trị tật khúc xạ ở mọi lứa tuổi từ năm 2002. Ortho-
K chỉ có một vài nguy cơ nhỏ giống như kính tiếp xúc truyền thống, ví dụ
như kích ứng khi mới đeo hoặc viêm nhẹ. Với sự theo dõi chặt chẽ của
các bác sĩ chuyên khoa và sự tuân thủ của bệnh nhân về việc vệ sinh
kính khi đeo thì những nguy cơ này là rất thấp. Hơn nữa, chất liệu của
Ortho-K là Fluorosilicon Acrylate Polymer, có tính thấm khí cao 100DK,
đảm bảo cung cấp đủ ô-xy, yếu tố đảm bảo sự khỏe mạnh của giác mạc.
g. ��‍��‍��‍�� NHỮNG AI PHÙ HỢP ĐỂ ĐEO KÍNH ORTHO - K?
- Trẻ em từ khoảng 8 tuổi trở lên vì sẽ giúp các bé giảm mức tăng độ
cận 
- Những bạn muốn giải phóng mình khỏi cặp kính gọng hoặc kính tiếp
xúc ban ngày
- Những bạn quá trẻ (< 20 tuổi) để phẫu thuật
- Những bạn không thích hợp hoặc không muốn phẫu thuật khúc xạ.