Các triệu chứng đục thủy tinh thể cần đặc biệt chú ý là gì?

 

Đục thủy tinh thể dấu hiệu phát triển rất chậm, không gây đau đớn. Người bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh khi phần đục đã lan rộng và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Bạn cần lưu ý tới mọi thay đổi của mắt để có phương hướng chữa trị sớm nhất.

 

Các triệu chứng đục thủy tinh thể cần đặc biệt chú ý là gì?

Triệu chứng đục thủy tinh thể thường xuất hiện rõ nét khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng. Đây là lý do chính khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Việc chủ động tìm hiểu và nhận biết bệnh sớm là điều cần thiết để bạn tránh được hậu quả do bệnh gây ra.

Bệnh đục thủy tinh thể triệu chứng là gì?

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể trong mắt bị đục dần. Ánh sáng khi đi qua không thể chiếu đúng võng mạc khiến hình ảnh bị mờ, nhòe. Bệnh có khả năng xuất hiện trên mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất đối với người trên 50 tuổi.

Vì sao mắt bị đục thuỷ tinh thể? Bệnh xảy ra khi thủy tinh thể bị thiếu oxy, tăng lượng nước nhưng giảm protein. Các protein lúc này không tuân theo trật tự mà co lại thành đám, tạo mảng đục trong thủy tinh thể.

Triệu chứng của đục thủy tinh thể được chia thành hai giai đoạn rõ rệt:

Giai đoạn sớm: 

Khi thủy tinh thể bắt đầu đục, người bệnh thường khó có thể nhận biết do dấu hiệu trùng với một số bệnh lý về mắt khác. Cụ thể:

  • Thị lực giảm: Mắt mờ dần không chỉ là triệu chứng của cận thị  mà còn là triệu chứng đục thuỷ tinh thể
  • Gặp khó khăn khi lái xe về đêm: Mắt của người đục thủy tinh thể không cân bằng được ánh sáng và bóng tối khiến việc lái xe vào ban đêm trở nên khó khăn.
  • Mắt như có màng che hoặc màn sương mỏng: Mắt bị "chắn" bởi lớp sương mỏng khiến hình ảnh mờ đi, màu sắc không chuẩn. Đây là dấu hiệu điển hình của đục thủy tinh thể.

Gặp khó khăn khi lái xe về đêm là  một triệu chứng đục thủy tinh thể dạng nhẹ

Gặp khó khăn khi lái xe về đêm là  một triệu chứng đục thủy tinh thể dạng nhẹ

Giai đoạn muộn: 

  • Màu sắc của thủy tinh thể bị thay đổi: Theo thời gian, mảng đục sẽ lan rộng và đục hơn, làm thủy tinh thể mất đi độ trong suốt ban đầu.
  • Nhìn thấy chấm đen trước mắt: Chấm đen sẽ xuất hiện ở nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, lơ lửng trong tầm nhìn của mắt người. Nếu chấm đen không di chuyển trừ khi bạn liếc mắt thì có thể bệnh đã ở giai đoạn nặng.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Độ sáng quá lớn sẽ ảnh hưởng tới mắt, trong đó mặt trời là nguồn sáng đáng sợ nhất đối với người bệnh.
  • Giảm nhận thức về màu sắc: Màu sắc của vật không còn chính xác, chúng thường nghiêng về màu vàng hoặc vàng nâu hơn so với thực tế.
  • Tầm nhìn đôi: Trường hợp tầm nhìn đôi xảy ra khi bị đục 1 bên mắt (đục thủy tinh thể không đồng đều).

Đục thủy tinh thể dấu hiệu phát triển rất chậm, không gây đau đớn. Người bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh khi phần đục đã lan rộng và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Bạn cần lưu ý tới mọi thay đổi của mắt để có phương hướng chữa trị sớm nhất.

Vậy sau khi có triệu chứng đục thủy tinh thể, chúng ta nên làm gì?

Nên làm gì khi có triệu chứng mắt bị đục thủy tinh thể?

Việc đầu tiên khi nhận thấy mắt bị vẩn đục thủy tinh thể là đi khám tại bệnh viện, phòng khám uy tín. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cũng như phác đồ điều trị dành cho từng bệnh nhân. Hướng chữa bệnh cũng sẽ được chia thành hai giai đoạn nặng và nhẹ.

Đục thủy tinh thể dạng nhẹ:

  • Bổ sung thực phẩm giúp nuôi dưỡng mắt như Omega3, DHA nguyên chất, Ginkgo Biloba hay Fursultiamin
  • Sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt theo đơn kê của bác sĩ
  • Môi trường sống xung quanh phải tăng cường ánh sáng, giảm khói bụi, khí đốt
  • Mắt không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Phương pháp trên cũng được chỉ định với người có bệnh nền, khó phẫu thuật 

Đục thủy tinh thể dạng nặng:

Khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng, bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể, cấy ghép tinh thể nhân tạo. Đây là phương pháp chữa bệnh dứt điểm và có độ an toàn cao, được nhiều người tin tưởng thực hiện. Hiện nay, các bệnh viện lớn đang áp dụng hai phương pháp phổ biến nhất là mổ Phaco và mổ bằng laser.

Nhìn chung, phác đồ điều trị chính xác và hợp thời điểm sẽ giúp mắt sớm lành lại. Nhiều bệnh nhân được phẫu thuật kịp thời đều có kết quả khả quan, lấy lại được thị lực nhanh chóng. Ngược lại, mắt sẽ bị mù vĩnh viễn nếu không được cứu chữa đúng cách.

Hơn hết, bạn nên biết cách phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể.

>>> xem thêm: Có thuốc điều trị đục thủy tinh thể cho mắt khỏi hoàn toàn không?

Cách phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể

Ba điều cần được chú ý để phòng ngừa mắt bị đục thủy tinh thể:

Chú ý chế độ sinh hoạt:

  • Không hút thuốc lá
  • Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối loãng
  • Bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời, ánh sáng cao áp, khói, bụi, khí độc hại,...
  • Tẩy giun và khử độc gan định kỳ 16 tháng 1 lần
  • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi mỗi ngày
  • Không gian làm việc nên có cây xanh để thanh lọc không khí, thư giãn cho mắt

Chú ý chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn nhiều hành, tỏi, đậu lăng, rau chân vịt, rau bắp cải, các loại giá, đậu và loại hạt tươi
  • Không ăn nhiều tảo, thực vật dưới biển, sò, ốc, gà công nghiệp, socola bởi chúng chứa chất vanadium có hại tới mắt

Thực đơn hàng ngày nên bổ sung các loại đậu và các loại hạt tươi

Thực đơn hàng ngày nên bổ sung các loại đậu và các loại hạt tươi

Khám mắt định kỳ hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào phía trên 

Khi có các dấu hiệu bên trên, bạn nên khám tại bệnh viện, chuyên khoa Mắt. Các phòng khám tư nhân uy tín có bác sĩ trực thuộc tại bệnh viện lớn cũng là lựa chọn ưu tiên của nhiều người hiện nay. Một số địa chỉ tiêu biểu uy tín là: Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Bệnh viện Mắt Trung Ương, Phòng khám Mắt Tuệ Anh…

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có liên quan mật thiết tới sự hình thành đục thủy tinh thể. Thực đơn giàu dinh dưỡng sẽ làm tăng khả năng phòng bệnh. Đối với người từ 50 trở lên, chế độ sinh hoạt khoa học còn làm chậm sự khởi phát của bệnh.

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin về triệu chứng đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, những kiến thức về phương hướng điều trị khi thủy tinh thể bị đục và cách phòng ngừa bệnh cũng được chia sẻ cụ thể. Hy vọng thông qua bài viết trên, độc giả sẽ hiểu hơn về căn bệnh đục thủy tinh thể.

>>> xem thêm: Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại và loại nào tốt nhất?