Thuốc điều trị glôcôm

Thuốc điều trị glôcôm

Thuốc điều trị glocom là loại thuốc chuyên dụng để hạ nhãn áp. Chúng đóng vai trò chủ yếu tại thời điểm đầu của bệnh, khi mắt chưa bị ảnh hưởng quá sâu. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh hiệu quả. Hai cách này sẽ được giải thích cụ thể trong bài viết bên dưới. 

Có thuốc điều trị glôcôm không? Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Thuốc điều trị glocom là loại thuốc chuyên dụng để hạ nhãn áp. Chúng đóng vai trò chủ yếu tại thời điểm đầu của bệnh, khi mắt chưa bị ảnh hưởng quá sâu. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh hiệu quả. Hai cách này sẽ được giải thích cụ thể trong bài viết bên dưới. 

Dấu hiệu bệnh glocom là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu về bệnh glocom và hai hình thái chính của nó. 

Glocom, cườm nước, tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt, gây tổn thương tới hệ thần kinh thị giác. Bệnh được chia thành hai nhóm, góc đóng và góc mở. Góc trong tên gọi trên là góc tiền phòng, nơi liên kết giữa giác mạc, củng mạc trước mống mắt và thể mi ở đằng sau.

Thủy dịch bên trong nhãn cầu được tiết ra từ hậu phòng sẽ di chuyển tới tiền phòng, thông qua lỗ đồng tử. Phần lớn thủy dịch sẽ đi ra khỏi nhãn cầu qua đường vùng bè của góc tiền phòng. Khi đường thoát bị tắc hoặc lượng thủy dịch tăng lên bất thường, hiện tượng tăng nhãn áp sẽ xuất hiện.

Khi mắt bị cườm nước, người bệnh sẽ có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Căng, tức mắt
  • Hình ảnh mờ nhẹ khi nhìn liên tục hoặc làm việc căng thẳng
  • Mắt có cảm giác bị che phủ bởi màn sương mỏng, làm mọi vật nhạt nhòa
  • Tầm nhìn ngoại biên mờ
  • Đau mắt và nửa đầu cùng một bên, buồn nôn, nôn
  • Thấy quầng sáng xanh hoặc đỏ xung quanh ánh đèn
  • Chảy nước mắt, đỏ mắt
  • Các góc của tầm nhìn bị thu hẹp, thành hình ống

Hình ảnh mờ nhẹ khi làm việc căng thẳng là  một dấu hiệu của glocom

Hình ảnh mờ nhẹ khi làm việc căng thẳng là  một dấu hiệu của glocom

Người khi có một hoặc nhiều hơn một trong những dấu hiệu trên cần đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám có chuyên môn để thăm khám. Đặc biệt, đối với người ở nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao cần chú trọng tới việc khám định kỳ cho mắt. Dựa vào những triệu chứng lâm sàng, kết hợp cùng khám tổng thể mắt bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về bệnh.

Vậy glocom có thể điều trị bằng thuốc không? Nội dung tiếp theo sẽ trả lời thắc  mắc của các độc giả.

Các phương pháp điều trị glocom hiệu quả

Hiện nay, có hai phương pháp chữa tăng nhãn áp phổ biến, đó là sử dụng thuốc và áp dụng phẫu thuật. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ tương ứng với phương pháp riêng. Thuốc chuyên điều trị cho bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ.

Thuốc hạ nhãn áp

Thuốc nhỏ mắt hàng ngày sẽ có nhiệm vụ kiểm soát tình trạng tăng nhãn áp. Đây được coi là cách chữa bệnh khởi đầu, đặc biệt đối với dạng glocom góc mở. Cơ chế của thuốc là làm tăng lưu lượng thủy dịch đi ra ngoài mắt, hoặc làm giảm lượng thủy dịch được tiết ra. Số lượng thuốc sử dụng sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi đo nhãn áp.

Thuốc điều trị glôcôm sẽ có nhiệm vụ kiểm soát tình trạng tăng nhãn ápThuốc điều trị glôcôm sẽ có nhiệm vụ kiểm soát tình trạng tăng nhãn áp

Những nhóm thuốc phổ biến:

  • Thuốc dạng prostaglandin
  • Chẹn beta
  • Đồng vận alpha-adrenergic
  • Ức chế men carbonic anhydrase
  • Đồng vận alpha-cholinergic

Ngoài các nhóm thuốc trên, thế giới hiện nay đang ưa chuộng sử dụng nhóm prostaglandin và nhóm ức chế men RHO-kinase. Chúng đã được FDA công nhận và chứng minh độ hiệu quả cao trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hai nhóm này chưa có mặt tại Việt Nam nên đây chắc chắn là một lựa chọn đáng để cân nhắc trong tương lai.

(Lưu ý: Mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ ngay khi nhận ra có phản ứng lạ)

Laser và phẫu thuật

Khi thuốc không còn khả năng cải thiện tình trạng của bệnh thì phẫu thuật hoặc laser là phương án tiếp theo. Kỹ thuật được áp dụng sẽ phụ thuộc vào hình thái của glocom.

Laser:

  • Laser tạo hình vùng bè
  • Laser quang đông thể mi
  • Laser tạo hình mống mắt
  • Laser tạo hình vùng bè chọn lọc
  • Laser cắt mống mắt chu biên

Sau khi điều trị bằng laser, bệnh nhân vẫn cần phải tái khám để theo dõi thị lực, nhãn áp và xem xét sử dụng thuốc bổ mắt cho người bị glôcôm. Chỉ khi các cách trên không mang lại hiệu quả cao, hoặc điều kiện không đủ để tiếp tục sử dụng thuốc lâu dài thì bạn có thể lựa chọn mổ.

Sau khi điều trị bằng laser, bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc hỗ trợ

Sau khi điều trị bằng laser, bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc hỗ trợ

Phẫu thuật:

  • Phẫu thuật cắt củng mạc sâu không xuyên thủng
  • Phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng
  • Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc
  • Phẫu thuật tách dính góc tiền phòng
  • Phẫu thuật phá hủy thể mi

Việc chăm sóc và tái khám sau trong thời gian hậu phẫu phải được làm thường xuyên. Tuy tỷ lệ thành công của ca mổ cao nhưng vẫn không tránh khỏi những trường hợp rủi ro, ngoài ý muốn. Do đó, nếu mắt vẫn chưa hoàn toàn bình phục, bác sĩ sẽ có cách điều trị thêm.

Tóm lại, thông tin về thuốc điều trị glocom cũng như các phương pháp chữa bệnh đã được đề cập đầy đủ trong bài viết trên. Mức độ hiệu quả của quá trình điều trị không chỉ dựa vào "tài năng" của bác sĩ mà còn sự nỗ lực của người bệnh. Hy vọng qua bài viết trê, độc giả sẽ hiểu hơn về phương pháp điều trị glocom đúng cách.

>>> xem thêm: Mổ Glocom cườm mắt và chi phí phẫu thuật Glocom