Mổ mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Đối tượng nên và không nên mổ

Mổ mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Đối tượng nên và không nên mổ

Số ca mắc đục thủy tinh thể đang ngày càng tăng cao, bất chấp sự tiến bộ của y khoa. Trên thực tế, bệnh xuất hiện chủ yếu do một vài nguyên nhân khách quan. Người bệnh khó có thể phòng tránh hoàn toàn. Mổ thay thủy tinh thể là phương pháp duy nhất để chữa trị triệt để.

Mổ mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Bệnh đục nhân mắt hiện nay đã được điều trị triệt để bằng cách thay thế thủy tinh thể. Đây là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao và mang lại kết quả khả quan. Nội dung dưới đây sẽ là những thông tin cơ bản người nhà và bệnh nhân cần nắm được trước khi quyết định mổ.

Mổ mắt đục thủy tinh thể là gì?

Số ca mắc đục thủy tinh thể đang ngày càng tăng cao, bất chấp sự tiến bộ của y khoa. Trên thực tế, bệnh xuất hiện chủ yếu do một vài nguyên nhân khách quan. Người bệnh khó có thể phòng tránh hoàn toàn. Mổ thay thủy tinh thể là phương pháp duy nhất để chữa trị triệt để.

Khái niệm bệnh đục thủy tinh thể

Mắt bị đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Thủy tinh thể là bộ phận nằm bên trong mắt, có dạng hình cầu và trong suốt. Nhiệm vụ của chúng là hội tụ ánh sáng, truyền tới võng mạc, cho ta nhìn thấy hình ảnh rõ nét. Khi thủy tinh thể bị đục, đường truyền của ánh sáng bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng hình ảnh không rõ nét. Thị lực sẽ giảm dần theo thời gian.

Mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Bệnh sẽ làm giảm thị lực và lâu dẫn dẫn tới mù lòa

Mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Bệnh sẽ làm giảm thị lực và lâu dẫn dẫn tới mù lòa

Nguyên nhân gây bệnh

 

  • Tuổi tác:

 

Do sự lão hóa tự nhiên của mắt, thủy tinh thể của người trên 50 tuổi thường có xu hướng đục dần. Phụ thuộc vào quá trình lão hóa của mỗi người mà bệnh sẽ tiến triển nhanh hoặc chậm.

 

  • Bệnh lý, chấn thương ở mắt:

 

Đục thủy tinh thể có thể là biến chứng của một số bệnh như tiểu đường, tăng nhãn áp hoặc béo phì. Việc dùng thuốc đặc trị trong thời gian dài cũng là nguyên nhân phổ biến.

 

  • Một số nguyên nhân khác:

 

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, tia sáng từ máy hàn, ánh sáng từ đèn cao áp, tia X... Sống trong môi trường nhiều khói bụi. Sinh hoạt không chuẩn khoa học: Sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích nhiều, thiếu dưỡng chất dành cho mắt…

Khái niệm mổ mắt đục thủy tinh thể

Mổ đục thủy tinh thể là quá trình loại bỏ toàn bộ phần bị đục và cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo (kính nội nhãn) vào thay thế. Kính nội nhãn được chế tạo từ chất liệu nhựa hoặc silicon. Hiện nay, có 2 phương pháp mổ được áp dụng nhiều nhất: Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification) và phẫu thuật Phaco laser.

Kết luận: Vậy mổ mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không

Với phương pháp mổ Phaco, hầu hết bệnh nhân không bị chảy máu và đau đớn, chỉ cần ở lại theo sẽ hậu phẫu thuật 30 phút. Thị lực cũng được hồi phục nhanh chóng. Tỷ lệ xảy ra biến chứng thấp. Phương pháp hoàn toàn an toàn với bệnh nhân.

Mổ mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Phương pháp mổ Phaco an toàn và ít để lại biến chứng

Mổ mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Phương pháp mổ Phaco an toàn và ít để lại biến chứng

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thích hợp để tiến hành mổ thay thủy tinh thể.

Đối tượng nào nên mổ mắt đục thủy tinh thể?

Đục thủy tinh thể có nên mổ không? 

Theo Bác sĩ Bùi Minh Ngọc - Nguyên Trưởng khoa Đáy mắt – Bệnh viện Mắt Trung Ương, có 3 lý do để bệnh nhân cần xem xét trước khi thực hiện phẫu thuật:

- Thứ nhất

Thủy tinh thể ngoài vai trò hội tụ ánh sáng chúng còn tự co giãn giúp điều tiết ánh sáng, đưa về đúng võng mạc để con người có thể nhìn rõ vật ở cả khoảng cách xa và gần. Khi quyết định cấy kính nội nhãn, bạn phải cân nhắc giữa nhiều loại bởi chúng không có khả năng tự co giãn. Mỗi loại kính sẽ phục vụ cho một nhu cầu nhìn khác nhau.

- Thứ hai

Biến chứng sau khi mổ là điều không thể tránh khỏi, mặc dù tỷ lệ xảy ra rất thấp. Đối với bệnh nhân cao tuổi hoặc có bệnh nền, nguy cơ gặp biến chứng sẽ cao hơn bởi vết thương sẽ khó lành.

- Thứ ba

Khi mắt vẫn còn khả năng điều tiết giúp ổn định thị lực, bệnh nhân có thể tự cải thiện theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể là ăn uống khoa học, bảo vệ mắt và sử dụng thuốc.

Khi nào nên mổ đục thủy tinh thể?

Các nhóm đối tượng nên và không nên phẫu thuật là:

- Nên phẫu thuật: Bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, thị lực kém dưới 3/10, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hàng ngày.

- Không nên phẫu thuật: Bệnh ở giai đoạn nhẹ, thị lực vẫn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, bệnh nhân tuổi quá cao hoặc có bệnh nền.

Đục thuỷ tinh thể có phải mổ không? Nhìn chung, người bệnh nên bảo vệ và giữ gìn thủy tinh thể tự nhiên. Việc trang bị các kiến thức căn bản để phòng ngừa bệnh trở nặng là điều cần thiết để cho mắt luôn sáng khỏe. Bạn cần tập trung bồi bổ dưỡng chất qua thói quen ăn uống hàng ngày, làm chậm quá trình phát triển của mảng đục.

Quá trình mổ diễn ra như thế nào?

Quy trình mổ đục thủy tinh thể:

Bước 1: Khám tổng quát trước khi mổ 1-2 ngày, uống thuốc kháng sinh phòng nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 2: Tại thời điểm phẫu thuật: Bệnh nhân được vệ sinh mắt và nhỏ thuốc giãn đồng tử, thuốc kháng sinh chống viêm trước 1 giờ.

Bước 3: Tiến hành mổ

- Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification):

  •  Dùng dao rạch một đường trên rìa giác mạc, tạo vạt mỏng
  • Loại bỏ lớp màng trước của thủy tinh thể
  • Đưa dụng cụ phát sóng siêu âm vào tán nhuyễn thủy tinh thể, hút dần ra ngoài
  • Đặt kính nội nhãn
  • Đậy vạt giác mạc
  • Nhỏ thuốc và băng mắt

- Phẫu thuật Phaco laser:

  • Dùng tia laser tạo đường mổ chính xác trên giác mạc
  • Loại bỏ lớp màng trước của thủy tinh thể
  • Dùng năng lượng từ laser tán nhuyễn phần thủy tinh thể, hút dần ra ngoài
  • Đặt kính nội nhãn
  • Đậy vạt giác mạc
  • Nhỏ thuốc và băng mắt

Tuy thời gian thực hiện chỉ gói gọn trong từ 5-10 phút, nhưng mổ thay thể thủy tinh thể vẫn thuộc nhóm đại phẫu do tác động trực tiếp tới thị lực của mắt. Các bệnh viện lớn hay tư nhân đều phải tuân theo quy trình chuẩn trên, đảm bảo an toàn cho mắt và sức khỏe của bệnh nhân.

Nội dung tiếp theo sẽ đề cập tới những biến chứng sau khi mổ đục người bệnh và gia đình cần biết.

Biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể

Theo thống kê từ các bệnh viện, người bệnh thường gặp biến chứng sau khi mổ vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Một số biến chứng thường thấy:

- Chảy máu trong mắt, đau mắt và mất thị lực trong thời gian ngắn

- Viêm giác mạc do vết rạch, khiến mắt bị cộm, rát hoặc đỏ mắt

- Nhiễm trùng ở mắt do vết thương chưa lành hẳn, gây đau nhức mắt, sưng mắt hoặc nhìn mờ

- Đục bao sau

- Khô mắt, mỏi mắt

- Tổn thương dây thần kinh cảm nhận ở giác mạc, gây ra phản xạ tiết nước mắt

- Glocom

- Vật khi nhìn bị mờ hoặc méo, mắt cộm do còn sót thủy tinh thể cũ

- Chói mắt do kính nội nhãn không có khả năng tự điều tiết với ánh sáng

- Sụp mí mắt

- Rối loạn thị giác, biểu hiện là nhìn thấy các vệt sáng trước mắt hoặc vật bị bóp méo

Mắt nhìn mờ là một trong những biến chứng phổ biến sau mổ đục thủy tinh thể

Mắt nhìn mờ là một trong những biến chứng phổ biến sau mổ đục thủy tinh thể

Làm thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng? Chăm sóc mắt theo chỉ định của bác sĩ, bồi bổ sức khỏe đầy đủ là việc làm quan trọng quyết định tới khả năng hồi phục của mắt. Hơn hết, bạn nên có sự chuẩn bị tốt về thể trạng trước khi quyết định mổ.

Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý những gì sau khi mổ?

Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ đục thủy tinh thể:

- Chỉ tháo băng mắt khi đã đủ thời gian quy định

- Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh, gió, bụi bằng kính

- Sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt đúng liều lượng để cung cấp đủ độ ẩm cho mắt và giảm nguy cơ nhiễm trùng

- Tái khám theo đúng lịch hẹn

- Hạn chế: Cúi thấp đầu, vận động mạnh, mang vác vật nặng, hoạt động thể thao

- Không để mắt tiếp xúc với nước trong 2 tuần đầu tiên sau khi mổ

- Ăn uống đủ chất

Nhìn chung, cách chăm sóc mắt cho bệnh nhân sau khi mổ tương đối đơn giản. Thị lực sẽ ổn định nhanh hơn nếu bạn hồi phục đúng cách. Nếu xuất hiện biểu hiện khác thường, bạn cần đến ngay các cơ sở khám mắt để kiểm tra.

Mổ mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng, đây không phải là biện pháp cần thiết. Tóm lại, bạn nên cố gắng tạo thói quen sinh hoạt khoa học và chỉ quyết định phẫu thuật khi cần thiết.