Đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không?

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không?

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là thấu kính trong mắt xuất hiện mảng mờ đục từ khi sinh ra. Một thấu kính thông thường có cấu trúc hình vòm và trong suốt, làm nhiệm vụ tập trung ánh sáng và đưa tới võng mạc. Khi thủy tinh thể bị đục, đường truyền của ánh sáng bị ảnh hưởng, dẫn tới giảm thị lực.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không? Khoảng 0,4% số trẻ sơ sinh có thủy tinh thể bị đục (bvdaihoc.com.vn). Căn bệnh sẽ là mối nguy lớn tới con trẻ nếu chúng ta không có cách giải quyết đúng thời điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cùng những thông tin cơ bản phụ huynh cần biết.

Tổng quan về bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh

Trên thực tế, nhiều trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh đã bị bỏ qua hoặc phát hiện quá muộn. Điều này khiến tình trạng bệnh thêm nặng và có thể dẫn tới mù lòa. Vậy đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì? 

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là thấu kính trong mắt xuất hiện mảng mờ đục từ khi sinh ra. Một thấu kính thông thường có cấu trúc hình vòm và trong suốt, làm nhiệm vụ tập trung ánh sáng và đưa tới võng mạc. Khi thủy tinh thể bị đục, đường truyền của ánh sáng bị ảnh hưởng, dẫn tới giảm thị lực.

Khi thể thủy tinh bị đục trong 6 tháng đầu đời, chúng sẽ được coi là đục thủy tinh thể ở trẻ em. Bệnh được chia thành 2 trường hợp:

- Đục thủy tinh thể đơn phương (đục ở một bên mắt) 

- Đục thủy tinh thể song phương (đục ở cả hai mắt)

Hầu hết các ca bệnh đều là bị đục một bên, mắt còn lại lúc này sẽ có thị lực tốt hơn những đứa trẻ thông thường.

Các dạng đục thể tinh thủy bẩm sinh

Có nhiều dạng đục thủy tinh thể bẩm sinh bao gồm:

 

  • Đục thủy tinh thể cực trước:

 

Cực trước nằm ở phần trước ống kính của mắt, thường liên kết với những đặc điểm di truyền. Đục cực trước thuộc nhóm bệnh nhỏ và không cần phẫu thuật.

 

  • Đục thủy tinh thể cực sau:

 

Cực sau nằm ở phía sau thủy tinh thể. Tương tự với đục thủy tinh thể cực trước, đục ở cực sau không cần thiết để can thiệp bằng phẫu thuật.

 

  • Đục thủy tinh thể hạt nhân:

 

Đục tại vị trí trung tâm ống kính được gọi là đục thủy tinh thể hạt nhân, phổ biến với nhiều trường hợp đục thủy tinh thể ở trẻ em.

 

  • Đục thủy tinh thể Cerulean:

 

Đục thể thủy tinh Cerulean có thể dễ dàng nhìn thấy trên cả hai mắt của trẻ bằng dấu hiệu các chấm xanh, chấm nhỏ trong ống kính mắt. Thị lực của trẻ khi mắc loại đục thủy tinh thể trên không bị ảnh hưởng quá nhiều và thường có nguyên nhân từ di truyền.

Nguyên nhân mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đối với đục thủy tinh thể đơn phương, nguyên nhân gây ra đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Bệnh có thể xảy ra do mắt bị chấn thương trong quá trình sinh đẻ hoặc người mẹ bị nhiễm khuẩn khi mang bầu. Đối với đục thủy tinh thể song phương, nguyên nhân thường do gen di truyền.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể đến từ chấn thương trong quá trình sinh nở

Nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể đến từ chấn thương trong quá trình sinh nở

Mặc dù tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh không cao và đa số đều không rõ nguyên do, nhưng có một vài căn bệnh được coi là nguyên căn của tình trạng trên:

  • Hội chứng loạn sản sụn
  • Rubella bẩm sinh
  • Hội chứng Conradi
  • Hội chứng Down (trisomy 21)
  • Loạn sản ngoại bì
  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh gia đình
  • Thiếu galactose máu
  • Hội chứng Hallerman – Streiff
  • Hội chứng Lowe
  • Hội chứng Marinesco – Sjogren
  • Hội chứng Pierre – Robin
  • Nhiễm sắc thể 13

Biểu hiện của bệnh đục thủy tinh thể

Một số triệu chứng trong giai đoạn sớm của bệnh:

 

  • Thị lực giảm: 

 

Trẻ có dấu hiệu quờ quạng đồ vật xung quanh, mức độ giảm của thị lực tỉ lệ thuận với mức độ đục của thủy tinh thể. Khi trẻ lớn hơn, gia đình có thể đo mắt để biết chính xác.

 

  • Lóa mắt:

 

Đục thủy tinh thể sẽ khiến trẻ bị lóa mắt khi nhìn. Đây là dấu hiệu đặc trưng khi mảng đục xuất hiện ở dưới bao sau thủy tinh thể.

 

  • Khả năng nhìn gần tốt hơn: 

 

Thủy tinh thể khi bị đục có xu hướng cận thị nên trẻ sẽ nhìn gần rõ hơn.

 

  • Lác mắt: 

 

Khi trẻ bị lác mắc, phụ huynh cần đưa đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể.

 

  • Các triệu chứng khác:

 

Không biết nhìn theo đồ chơi (trẻ dưới 1 tuổi), thường đụng phải đồ vật khi đi, tư thế ngồi xem tivi bất thường (trên 3 tuổi), thị lực giảm mạnh khi đi học...

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không? Câu trả lời là có. Bác sĩ Vũ Thị Thanh - Giám đốc BV Mắt Hà Nội đã khẳng định: “Trẻ em bị mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh vẫn có thể lấy lại được ánh sáng cho trẻ thông qua phẫu thuật lấy bỏ thể thủy tinh đục”. Trẻ cần được phát hiện bệnh sớm thông qua cử chỉ, hành động bất thường hàng ngày để điều trị kịp thời.

Phương pháp chữa trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh

Ngày nay, bệnh đã có thể chữa trị bằng cách phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bị đục. Khác với điều trị ở người lớn, bệnh nhân là trẻ sơ sinh cần có dụng cụ và kỹ thuật mổ phù hợp. Phương pháp mổ đang được áp dụng nhiều nhất với cả người lớn và trẻ con hiện nay là mổ Phaco.

Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh có chữa được không? Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất giúp trẻ có đôi mắt sáng trở lại

Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh có chữa được không? Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất giúp trẻ có đôi mắt sáng trở lại

Với phương pháp mổ Phaco, thủy tinh thể sẽ được hút qua một vết rạch nhỏ ở mắt bằng sóng siêu âm Phaco. Tùy vào nhu cầu và điều kiện, một thấu kính nội nhãn sẽ được cấy ghép vào mắt hoặc trẻ sử dụng kính áp tròng để điều chỉnh thị lực. Trong nhiều trường hợp, hai phương án trên được sử dụng kết hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.

Thời gian thay thủy tinh thể phù hợp dành cho trẻ:

  • Đối với bệnh ở giai đoạn nhẹ, bé dưới 3 tháng tuổi có thể tiến hành phẫu thuật. Nếu bé bị đục thủy tinh thể ở một trong hai bên mắt, gia đình có thể cân nhắc phẫu thuật khoảng 6 tuần sau khi sinh.
  • Đối với trường hợp đục thủy tinh thể song phương toàn bộ, phẫu thuật cần được thực hiện ngay từ những tháng đầu tiên. Trẻ dưới 5 tuổi chỉ được dùng kính đeo mắt hoặc kính áp tròng để hiệu chỉnh thị lực. Trẻ trên 5 tuổi đủ điều kiện để cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo.

Phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị đục được đánh giá là hướng điều trị triệt để và có độ an toàn cao. 90% các ca bệnh đều nhận được kết quả tốt hậu phẫu thuật (hongngochospital.vn). Do đó, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh đã không còn là mối lo đối với các phụ huynh hiện nay.

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không. Trẻ từ khi sinh ra cần được khám tổng thể đầy đủ để chẩn đoán bệnh sớm, có phương hướng điều trị hiệu quả. Như vậy, tỷ lệ mù lòa do đục thủy tinh thể sẽ được giảm đi.