CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO

CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO

Chẩn đoán viêm màng bồ đào cần dựa trên kết quả thăm khám mắt toàn diện để phát hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh và đánh giá tình trạng viêm nhiễm, có thể cần khám đáy mắt có giãn đồng tử để phát hiện hay loại trừ các tổn thương viêm ở phần sau của nhãn cầu như viêm dịch kính, viêm võng mạc, viêm hắc mạc.

 

Làm gì để chẩn đoán viêm màng bồ đào?

  • Chẩn đoán viêm màng bồ đào cần dựa trên kết quả thăm khám mắt toàn diện để phát hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh và đánh giá tình trạng viêm nhiễm, có thể cần khám đáy mắt có giãn đồng tử để phát hiện hay loại trừ các tổn thương viêm ở phần sau của nhãn cầu như viêm dịch kính, viêm võng mạc, viêm hắc mạc.
  • Các xét nghiệm về sinh hoá, miễn dịch, chẩn đoán hình ảnh và các khám nghiệm chuyên khoa rất quan trọng để xác định các nguyên nhân gây bệnh đặc hiệu. Do đó người bệnh cần tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa về viêm màng bồ đào để có thể được chỉ định làm xét nghiệm kịp thời, chính xác cũng như gửi đi thăm khám với các chuyên khoa có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh như tai mũi họng, cơ xương khớp, ung thư....

 

Điều trị viêm màng bồ đào có khó không?

 

Viêm màng bồ đào là một bệnh lý phức tạp do đó việc điều trị bệnh cũng không dễ dàng. Việc điều trị viêm màng bồ đào để nhằm mục đích:

  • Loại bỏ viêm
  • Giảm đau nhức mắt
  • Phục hồi thị lực
  • Ngăn ngừa các tổn thương tại mắt

Việc điều trị thường đòi hỏi thời gian tương đối dài để khống chế hoàn toàn được bệnh. Do quá trình điều trị bao gồm :

  • Điều trị nguyên nhân nếu tìm thấy
  • Điều trị triệu chứng tại mắt và toàn thân (nếu có)
  • Điều trị biến chứng

Nếu người bệnh kiên trì phối hợp với bắc sĩ để  tuân thủ các điều trị này thì bệnh viêm  màng bồ đào hoàn toàn có thể chữa khỏi.

 

Một số lưu ý tự chăm sóc cho người bị viêm màng bồ đào:

  • Bạn nên đeo kính râm khi nhìn bị loá hay sợ ánh sáng. Hiện tượng này có thể do bạn được chỉ định dùng thuốc giãn đồng tử để điều trị nên sẽ hết sau khi dừng thuốc 1 vài tuần mà không để lại khó chịu gì
  • Bạn có thể chườm ấm đẻ giảm nhức mắt
  • Khi mắt đau quá mà chưa thể liên hệ được với bác sĩ bạn có thể uống thuốc giảm đau
  • Thuốc đầu tay trong điều trị là sử dụng các thuốc trong nhóm Corticosteroid tại mắt hay toàn thân ( uống, tiêm, truyền). Bác sĩ sẽ quyết định cách dùng thuốc tối ưu cho bạn tuỳ theo tình trạng bệnh. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh nhưng cũng có nhiều tác dụng không mong muốn do vậy bạn phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị và theo dõi định kì của bác sĩ.

 

Liên hệ nhận tư vấn từ bác sĩ: https://tueanh.vn/lien-he