Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể thường gặp

Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể thường gặp

Bất cứ ca phẫu thuật hay tiểu phẫu dù có độ an toàn cao đều có khả năng xảy ra biến chứng. Phẫu thuật đục thủy tinh thể cũng không ngoại lệ. Biến chứng của phẫu thuật đục thủy tinh thể được chia thành hai nhóm dựa trên thời gian xuất hiện: Biến chứng trong và biến chứng sau này.

Mổ đục thủy tinh thể là phương pháp điều trị phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ an toàn cao và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc xảy ra biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể là điều không thể tránh khỏi nếu bạn không biết cách phòng ngừa. Những thông tin dưới đây là kiến thức căn bản giúp bạn hiểu hơn về rủi ro có thể gặp phải sau khi phẫu thuật và cách phòng ngừa. 

Những biến chứng thường gặp của mổ đục thủy tinh thể

Bất cứ ca phẫu thuật hay tiểu phẫu dù có độ an toàn cao đều có khả năng xảy ra biến chứng. Phẫu thuật đục thủy tinh thể cũng không ngoại lệ. Biến chứng của phẫu thuật đục thủy tinh thể được chia thành hai nhóm dựa trên thời gian xuất hiện: Biến chứng trong và biến chứng sau này.

Biến chứng trong khi mổ đục thủy tinh thể

Các biến chứng khi phẫu thuật đục thủy tinh thể xay ra ngay trong thời điểm phẫu thuật:

- Không thể loại bỏ hoàn toàn các mảng thủy tinh thể bị đục

- Bể bao sau, rớt một phần nhỏ thủy tinh thể vào buồng dịch kính

- Lệch IOL (ống kính nội nhãn)

- Chảy máu trong mắt

- Làm tổn thương một vài bộ phận khác của mắt

- Tổn thương giác mạc do năng lượng từ Phaco

Biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

Xuất huyết sau khi phẫu thuật:

Xuất huyết là trường hợp không hiếm gặp trong các ca phẫu thuật thông thường hay phẫu thuật đục nhân mắt. Nếu lượng máu chảy ra ít, trong giới hạn an toàn do bác sĩ nhận định thì vấn đề không nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi lượng máu chảy quá nhiều thì người bệnh cần báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhiễm trùng mắt:

Chảy nước mắt là hiện tượng bình thường sau khi mổ đục thủy tinh thể. Nếu mắt bị đỏ lòng trong, chảy mủ, sưng thì bệnh nhân có khả năng bị nhiễm trùng mắt. Nếu tình trạng này xảy ra lâu dài, vùng nhiễm trùng sẽ lan sang các bộ phận lân cận, xâm nhập vào máu và lan ra toàn thân. Lúc này, sức khỏe của người bệnh sẽ rất khó kiểm soát.

Nhiễm trùng mắt là một biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể

Nhiễm trùng mắt là một biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể

Bong võng mạc:

Biến chứng bong võng mạc sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể cần được cấp cứu ngay khi phát hiện. Nếu được chữa trị sớm, mắt sẽ hoàn toàn có thể trở lại bình thường. Một số dấu hiệu quan trọng của bong võng mạc: Thấy ánh sáng lóe lên khi nhìn sang bên cạnh, đốm đen và dải dây trôi nổi trước mắt. Nguyên nhân xuất phát từ việc võng mạc phía sau mắt bị bong ra trong lúc phẫu thuật. Người cận thị có tỷ lệ bị bong võng mạc càng cao.

Tăng nhãn áp:

Khi áp lực trong mắt tăng cao bất thường, đè lên võng mạc và dây thần kinh thị giác thì hiện tượng tăng nhãn áp sẽ xảy ra. Nếu biến chứng không được điều trị sớm, người bệnh sẽ bị giảm thị lực hoặc mù lòa. Thông thường, bạn sẽ không thể phát hiện ngay mà chỉ khi mắt mờ dần mới nhận ra. Do đó, bác sĩ khuyến cáo nên tái khám đầy đủ.

Tầm nhìn đôi:

Biểu hiện thường gặp nhất là nhìn một vật thành hai. Đây là biến chứng đục thủy tinh thể đơn giản không ảnh hưởng quá nhiều tới mắt và sẽ biến mất trong quá trình hồi phục. Hiện tượng sẽ nhanh chóng hết nếu bạn thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Suy giảm thị lực:

Tình trạng suy giảm thị lực sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể kèm với hiện tượng chảy nước mắt. Mắt sẽ dần cải thiện theo thời gian. Người bệnh nên hạn chế vận động và đi lại nhiều.

Đục bao sau:

Đục bao sau là một dấu hiệu bệnh tái phát. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm sạch vùng mờ đục trong thủy tinh thể để đặt kính nội nhãn. Tuy nhiên, những tế bào biểu mô của nhân thủy tinh thể vẫn sót lại và phát triển tiếp khiến bệnh nhân khó nhìn, nhìn mờ hoặc bị chói.

Các biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể trên đều có tỷ lệ xảy ra với mọi bệnh nhân. Đặc biệt đối với người già thì khả năng xảy ra các biến chứng càng cao bởi sức đề kháng yếu và có sẵn bệnh nền. Hơn hết, bạn cần chăm sóc sức khỏe đúng cách và thông báo ngay với bác sĩ mọi tình huống bất thường.

Làm thế nào để phòng ngừa các biến chứng mổ đục thủy tinh thể tốt nhất?

Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị biến chứng sau phẫu thuật thủy tinh thể

Mổ đục thủy tinh thể được coi là loại phẫu thuật an toàn, ít rủi ro. Các biến chứng thường xảy ra khi có một số yếu tố tác động: Người cao tuổi mắt đã bị lão hóa nhiều, người đang mắc các bệnh về mắt, người có bệnh nền tiểu đường...

Để phòng trừ tối đa các biến chứng, khâu chăm sóc và phục hồi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bệnh nhân và người nhà nên chú ý tới những điều sau:

- Đeo kính râm liên tục trong 3 ngày đầu để tránh khói bụi, ánh sáng quá chói

- Không hoạt động nặng trong vòng 2 tuần đầu

- Tuyệt đối không được đưa tay lên dụi nếu thấy ngứa mắt trong vài ngày đầu

- Duy trì sinh hoạt hàng ngày một cách nhẹ nhàng

- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

- Khám mắt định kỳ

Không được dụi mắt sau khi mổ đục thủy tinh thể

Không được dụi mắt sau khi mổ đục thủy tinh thể

Nói tóm lại, cách để hạn chế tình huống xấu sau khi thực hiện phẫu thuật là uống thuốc, tái khám đúng lịch và sinh hoạt theo chế độ lành mạnh. Không những vậy, bạn cần tìm tới cơ sở khám và phẫu thuật thực sự uy tín và có tay nghề cao. Bởi lẽ, trình độ của bác sĩ, trang thiết bị thực hiện và dịch vụ chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình hồi phục của bệnh nhân.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các thông tin căn bản về biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể cũng như cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Đục thủy tinh thể tuy đã có phương thức điều trị an toàn triệt để nhưng bạn không nên lơ là trước các trường hợp rủi ro ngoài ý muốn. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ là phương pháp tốt nhất nếu người bệnh muốn nhanh hồi phục.