So sánh: Glôcôm góc mở và góc đóng có gì khác biệt?

So sánh: Glôcôm góc mở và góc đóng có gì khác biệt?

Glocom là một nhóm bệnh về mắt. Bệnh còn được biết đến với tên thiên đầu thống hoặc tăng nhãn áp. Glocom bắt nguồn từ hiện tượng nhãn áp trong mắt tăng cao, chèn ép lên hệ thần kinh thị giác khiến mắt mờ dần đi. Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể mù lòa vĩnh viễn.

So sánh: Glôcôm góc mở và góc đóng có gì khác biệt?

Glôcôm góc mở và góc đóng là hai hình thái của bệnh tăng nhãn áp. Chúng đều ảnh hưởng tới hệ thần kinh thị giác và gây sa sút thị lực nghiêm trọng. Cách điều trị hai loại glocom hoàn toàn khác nhau do nguyên nhân và cơ chế  sinh bệnh riêng biệt. Phần so sánh bên dưới sẽ giúp độc giả hiểu hơn về hai hình thái trên.

Tổng quan chung về glocom

Glocom là một nhóm bệnh về mắt. Bệnh còn được biết đến với tên thiên đầu thống hoặc tăng nhãn áp. Glocom bắt nguồn từ hiện tượng nhãn áp trong mắt tăng cao, chèn ép lên hệ thần kinh thị giác khiến mắt mờ dần đi. Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể mù lòa vĩnh viễn.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhãn áp

Nhãn áp được quyết định bởi 3 yếu tố: 

  • Lưu lượng tiết ra của thủy dịch 
  • Trở lưu của thủy dịch cùng với
  • Áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc 

Mối quan hệ của các yếu tố trên được thể hiện bằng một phương trình tên Goldmann. Qua đó, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng nhãn áp sẽ tăng khi tiết thủy dịch tăng hoặc thoát lưu của thủy dịch bị giảm.

Glocom góc đóng là gì?

Glocom góc đóng nguyên phát là trường hợp người bệnh bị rối loạn về giải phẫu. Mống mắt ngoại vi áp lên vùng bè, gây ra hiện tượng tắc nghẽn góc tiền phòng. Bệnh có thể là dạng mạn tính hoặc cấp tính. Trong đó, mạn tính chiếm phần lớn, cấp tính thuộc dạng hiếm.

Glocom góc đóng là trường hợp bị tắc nghẽn góc tiền phòng do mống mắt ngoại vi áp lên vùng bè

Glocom góc đóng là trường hợp bị tắc nghẽn góc tiền phòng do mống mắt ngoại vi áp lên vùng bè

Glocom góc mở là gì?

Glocom góc mở nguyên phát liên quan mật thiết tới tiền phòng góc mở. Nhãn áp của mắt sẽ giữ ở mức trung bình trong một vài thời điểm. Người mắc bệnh thường bị ảnh hưởng ở cả hai mắt, nhưng mức độ khác nhau.

Hiện nay, nhãn áp bình thường của người Việt Nam đang ở mức 15 – 24mmHg, được đo bằng nhãn áp kế Maclakốp. Chỉ số vượt quá 21mmHg có nghĩa là áp suất thủy dịch đang quá cao. Khi mắt có dấu hiệu bất thường, bạn cần tới bệnh viện kiểm tra. 

Bảng so sánh Glocom góc đóng và Glocom góc mở

Bảng so sánh chi tiết glôcôm góc mở và góc đóng dưới đây sẽ cho độc giả cái nhìn cụ thể về hai hình thái của bệnh:

 

Tên hình thái/Tiêu chí


Glocom góc mở


Glocom góc đóng

Nguyên nhân

  • Lão hóa do tuổi cao
  • Di truyền (Gia đình từng có người bị glocom sẽ có nguy cơ lây cho các thế hệ sau)
  • Người có gốc châu Phi
  • Giác mạc trung tâm mỏng
  • Tăng huyết áp ở toàn thân
  • Biến chứng của tiểu đường
  • Cận thị

Mống mắt phía trước bị kéo về phía trước hoặc phía sau, khiến mống mắt áp sát vào mặt sau của giác mạc

Sinh lý bệnh

Nhãn áp cao: Lưu thượng thủy dịch thoát ra giảm nhưng lượng thủy dịch được tiết ra vẫn ở mức bình thường. Các cơ chế bao gồm:

  • Dị tật phát triển
  • Sẹo do chấn thương hoặc nhiễm trùng
  • Bong biểu mô mống mắt khiến tắc ống (hội chứng phân tán sắc tố)
  • Lắng đọng protein bất thường

Nguyên phát: 

  • Kích thước thủy tinh thể tăng, đẩy mống mắt về đằng trước gây góc hep. Một số yếu tố kích thích tiến triển góc hẹp: Di truyền, lão hóa, dân tộc.
  • Xuất hiện ở người có cơ địa góc hẹp. Mống mắt khi giãn ra sẽ tiếp xúc nhiều hơn với thủy tinh thể, làm nghẽn đồng tử. Thủy dịch vẫn tiếp tục được tiết ra, lưu lại ở hậu phòng, tăng áp lực đẩy mống mắt về phía trước, tạo  ra tình trạng đóng góc.
  • Khởi phát đột ngột, còn được gọi là glocom góc đóng cấp tính
  • Góc đóng không thường xuyên, xảy ra do nhiều đợt nghẽn đồng tử, thường tự phục hồi sau vài giờ
  • Góc đóng mạn tính, nguyên nhân đến từ sẹo hóa giữa mống mắt chu biên và bè củng giác mạc do góc đóng
  • Đồng tử giãn, dồn mống mắt vào góc gây đóng góc cấp tính, xảy ra ở mọi đối tượng có cơ địa góc hẹp

Nhãn áp thấp hoặc bình thường: Tỷ lệ mắc các bệnh về mạch máu cao hơn, phổ biến đối với người châu Á. Hiện tượng rối loạn mạch máu, suy yếu lưu lượng máu cũng có thể là cơ chế gây ra glocom nhãn áp thấp.

Thứ phát: Do biến chứng của bệnh lý trước đó (võng mạc đái tháo đường, tắc tĩnh mạch trung tâm thể thiếu máu, viêm màng bồ đào, xâm lấn biểu mô.

Triệu chứng

  • Không biểu hiện sớm
  • Thị trường bị thu hẹp, gai thị teo lại rõ ràng
  • Hay vấp ở cầu thang do bị mất nửa dưới của thị trường
  • Nhìn khuyết ở các góc khi đọc chữ hoặc nhìn đồ vật
  • Khó khăn khi lái xe

Góc đóng cấp tính:

  • Đau, đỏ, nhức mắt
  • Giảm thị lực
  • Thấy quầng màu
  • Nhức đầu, buồn nôn, nôn

Góc đóng mạn tính: Tương tự glocom góc mở

Chẩn đoán

  • Khám đáy mắt
  • Khám thị trường
  • Đo độ dày của mạc trung tâm và nhãn áp
  • Loại trừ các bệnh về thần kinh thị giác không liên quan
  • Cấp tính: Dựa vào nhãn áp và các triệu chứng lâm sàng để xác định bệnh
  • Mạn tính: Soi góc để tìm ra phần dình phía trước chu biên, tổn thương ở thị thần kinh, thị trường bị khuyết điển hình

Điều trị

Mục tiêu: Nhãn áp hạ từ 20-40%

Lộ trình:

  • Sử dụng một vài loại thuốc đặc trị trong thời gian đầu: latanoprost, tafluprost, timolol
  • Phẫu thuật: Được thực hiện khi bệnh trạng không thể duy trì hoặc cứu chữa, sử dụng laser hoặc phẫu thuật lỗ rò 

Cấp tính: Sử dụng các loại thuốc nhỏ pilocarpine, brimonidine, timolol; uống thuốc tăng áp lực thẩm thấu; cắt mống chu biên bằng laser

Mạn tính:

  • Sử dụng một vài loại thuốc đặc trị trong thời gian đầu: latanoprost, tafluprost, timolol
  • Phẫu thuật: Được thực hiện khi bệnh trạng không thể duy trì hoặc cứu chữa, sử dụng laser hoặc phẫu thuật lỗ rò 

 

Glôcôm góc mở và góc đóng đều được chẩn đoán qua các bước khám mắt và triệu chứng lâm sàng

Glôcôm góc mở và góc đóng đều được chẩn đoán qua các bước khám mắt và triệu chứng lâm sàng

Nhìn chung, hai hình thái glocom đều gây nguy hiểm tới người bệnh. Sự khác biệt thể hiện chủ yếu ở cơ chế tắc nghẽn đường thoát của thủy dịch. Từ đó, triệu chứng và hướng điều trị cũng khác nhau hoàn toàn. Do vậy, việc phân biệt chính xác loại bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhằm đưa ra ra phác đồ chữa bệnh chuẩn.

Như vậy, bài viết đã phân biệt cụ thể glôcôm góc mở và góc đóng. Số ca bệnh ngày càng tăng bất chấp những sự tiến bộ trong y học. Hơn hết, mỗi người cần có ý thức bảo vệ mắt và khám định kỳ đầy đủ.

>>> xem thêm: Cườm mắt có bao nhiêu loại? Phương pháp điều trị theo từng dạng