BỆNH KHÔ MẮT - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH KHÔ MẮT - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Khô mắt là bệnh thường hay gặp nhất nhưng lại dễ bị bỏ qua do chủ quan tuy nhiên với các trường hợp nặng, khô mắt sẽ làm giảm thị lực, có nguy cơ dẫn đến mù lòa.

 

Bình thường, nước mắt được tuyến lệ tiết ra, bao phủ bề mặt nhãn cầu. Khô mắt có thể xảy ra khi có một trong hai nguyên nhân sau:

1. Giảm bài tiết nước mắt: lượng nước mắt do các tuyến lệ bài tiết ra bị suy giảm về số lượng hoặc chất lượng như trong các giai đoạn sinh lý như tuổi già, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, một số bệnh lý như các bệnh lý tại tuyến lệ, bệnh toàn thân, viêm khớp dạng thấp, Sjogren…

2. Do lượng nước mắt bị tăng bốc hơi: ví dụ do các rối loạn các tuyến bài tiết chất nhầy, các tổn thương làm cho mắt nhắm không kín, ít chớp mắt. Người làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, nhiều gió, ánh sáng thì nguy cơ nước mắt bị bốc hơi cũng nhiều hơn.

 Khô mắt là bệnh thường hay gặp nhất nhưng lại dễ bị bỏ qua vì mọi người thường chủ quan bởi triệu chứng ban đầu thường rất nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chú ý và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 
 Ban đầu, khô mắt chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng nhẹ như rát, cộm, mắt hơi đỏ. Các triệu chứng này xuất hiện từng lúc, không liên tục. Nếu không được điều trị, các triệu chứng trên sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, nặng hơn, làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh. 


 Bệnh nhân sẽ khó chịu, cảm thấy chói, cộm, sợ ánh sáng, không mở được mắt. Nặng hơn, khô mắt sẽ làm giảm thị lực, có nguy cơ dẫn đến mù lòa.