Bệnh glocom là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của glocom

Bệnh glocom là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của glocom

Đối tượng dễ mắc bệnh thiên đầu thống là những người cao tuổi, thường là trên 40. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình có tiền sử người mắc glocom có nguy cơ cao hơn những người bình thường.

Bệnh glocom là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của glocom

Bệnh glocom là gì? Glocom có được biết đến với nhiều tên gọi như tăng nhãn áp, thiên đầu thống hay cườm nước. Đây là một bệnh lý được đánh giá nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng tới thần kinh thị giác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết về bệnh glocom.

Glocom là bệnh gì? Dấu hiệu glocom

Glocom mắt là gì? Glocom mắt là tình trạng áp suất của thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao hơn mức cho phép. Trong đó, thủy dịch là một loại chất dịch do thể mi tiết ra tiền phòng và hậu phòng, nhằm duy trì hình dạng của mắt và cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc. Việc tăng áp suất khiến các dây thần kinh thị giác bị tổn thương, gây suy giảm thị lực.

Bệnh glocom là tình trạng áp suất của thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao hơn mức cho phép

Bệnh glocom là tình trạng áp suất của thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao hơn mức cho phép

Dấu hiệu của bệnh mắt glocom:

- Nhức mắt thoáng qua: 

Mắt thấy căng, tức nhẹ thoáng qua hoặc nhức quanh hốc mắt. Một vài trường hợp không nhận thấy dấu hiệu trên do các giai đoạn bệnh glôcôm phát triển chậm và từ từ.

- Mờ mắt thoáng qua: 

Trong giai đoạn đầu của bệnh, mắt sẽ bị mờ hoặc nhòe khi nhìn vào một vật. Tuy nhiên, mắt sẽ trở lại bình thường khi áp lực của mắt được giảm xuống. Triệu chứng trên có thể xảy ra ở nhiều bệnh khác nhưng đó là dấu hiệu rõ nhất của glocom.

- Nhìn thấy hào quang: 

Người bệnh đôi khi sẽ nhìn thấy quầng sáng có màu xanh, đỏ. Hiện tượng này xảy ra khi mắt nhìn trực diện vào đèn và thường lặp lại trong một khoảng thời gian.

- Nhức đầu: 

Nhức đầu đi kèm với mờ mắt, nhức mắt là biểu hiện đặc trưng của glocom.

Một số triệu chứng khác:

  • Có đom đóm bay trước mắt
  • Khó thích nghi linh hoạt với môi trường sáng tối, khó nhìn theo một vật đang di chuyển
  • Nhìn khuyết góc hoặc bị che một phần
  • Dàn tầm nhìn ngoại vi: Có cảm giác đang nhìn qua đường hầm
  • Mắt sưng, đỏ; khi dí tay vào mí mắt trên sẽ có cảm cứng như hòn bi
  • Buồn nôn, nôn

Glocom là bệnh gây giảm và mất thị lực vĩnh viễn. Đây cũng là bệnh có tỉ lệ gây mù mắt đứng thứ 3 sau đục thủy tinh thể và các bệnh bán phần sau (matsaigon.com). Do vậy, khi gặp một hoặc nhiều hơn một trong những triệu chứng trên, bạn cần khám bác sĩ để bảo tồn được thị lực. 

Sau khi biết được bệnh mắt glocom là gì, bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh glocom nguyên nhân là gì? 

Về nguyên nhân chính, rối loạn quá trình sản xuất và đào thải thủy dịch là yếu tố gây ra bệnh tăng nhãn áp. Khi chất dịch bên trong mắt quá lớn hoặc đường thải dịch bị tắc nghẽn, thủy dịch sẽ tích tụ lại. Từ đó áp suất trong nhãn cầu tăng lên. 

Về nguyên nhân sâu xa, có 5 yếu tố khiến mắt bị cườm nước:

  • Điều trị bằng các chế phẩm chứa corticoid ở mắt hoặc toàn thân trong thời gian dài
  • Bệnh nhân đái tháo đường không theo dõi và kiểm soát chặt chẽ
  • Bệnh nhân bị viêm màng bồ đào, chấn thương mắt, bỏng mắt nhưng không điều trị kịp thời
  • Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể giai đoạn cuối, xảy ra biến chứng tăng nhãn áp

Người đái tháo đường không kiểm soát được bệnh sẽ dẫn tới mắc glocom Người đái tháo đường không kiểm soát được bệnh sẽ dẫn tới mắc glocom

Đối tượng dễ mắc bệnh thiên đầu thống là những người cao tuổi, thường là trên 40. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình có tiền sử người mắc glocom có nguy cơ cao hơn những người bình thường. Việc nắm rõ đối tượng dễ mắc bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để chúng ta phòng ngừa tốt hơn.

>>> xem thêm: Các triệu chứng đục thủy tinh thể cần đặc biệt chú ý là gì?

Bệnh glocom có phòng tránh được không?

Theo Glaucoma Research Foundation - một tổ chức nghiên cứu về glocom, hiện nay y học chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh glocom nguyên phát. Đối với glocom thứ phát thì bệnh nhân có thể kiểm soát được tùy thuộc vào bệnh nền. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị dần dần hoặc tiến triển chậm hơn nếu có cách can thiệp đúng cách.

Đối với glocom thứ phát, người bệnh nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn tự miễn dịch
  • Kiểm soát liều lượng insulin và corticosteroid trong thuốc khi điều trị bệnh nền
  • Khám mắt toàn diện thường xuyên

Đối với glocom nguyên phát, một số thói quen dưới đây do Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA) liệt kê sẽ làm chậm thời gian phát triển của bệnh:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung nhiều rau màu xanh
  • Tránh đặt cơ thể ở tư thế lộn ngược
  • Bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời
  • Theo dõi chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) và đảm bảo trong phạm vi khỏe mạnh
  • Chăm sóc năng, nướu hàng ngày
  • Cắt giảm hoặc loại bỏ đồ có chứa chất caffeine
  • Không hút thuốc

Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn để góp phần ngăn ngừa bệnh tiến triển nhanh

Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn để góp phần ngăn ngừa bệnh tiến triển nhanh

Các tổn thương do thiên đầu thống đều không có khả năng phục hồi. Các ca bệnh cũng không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát sức khỏe mắt cũng như sức khỏe cơ thể đúng cách thì ca bệnh sẽ được kiểm soát dễ dàng.

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc bệnh glocom là gì. Đồng thời, những kiến thức cơ bản về căn bệnh cũng được chia sẻ đầy đủ nhằm giúp độc giả hiểu đúng về glocom. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ biết cách chăm sóc mắt để giữ  cho  thị lực luôn sáng khỏe.

>>> xem thêm: Mắt bị cườm là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị