5 vấn đề về bệnh cườm đá trong mắt nhất định không được bỏ qua

5 vấn đề về bệnh cườm đá trong mắt nhất định không được bỏ qua

Cườm đá cùng các bệnh lý về mắt chỉ có thể được chẩn đoán chính xác bằng thiết bị y tế. Độ tuổi càng cao thì việc thăm khám mắt càng quan trọng. Người ở nhóm tuổi từ 40-64 nên đi khám mắt toàn diện 2-4 năm một lần. Người trên 65 tuổi cần khám mắt thường xuyên hơn.

5 vấn đề về bệnh cườm đá trong mắt nhất định không được bỏ qua

Cườm đá trong mắt được biết đến nhiều hơn với tên đục thủy tinh thể, đục nhân mắt,  cườm khô. Bệnh được đánh giá có sức tổn hại lớn đến mắt. Tuy nhiên, không nhiều người nhận thức được sự nguy hiểm của nó. Dưới đây là 5 vấn đề về bệnh cườm đá bạn nhất định không thể bỏ qua.

1. Bệnh cườm đá trong mắt là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu hiện nay

Cườm khô là tình trạng thủy tinh thể trong mắt bị đục. Khi thủy tinh thể mất đi độ trong suốt vốn có, đường truyền của ánh sáng bị ảnh hưởng khiến tia sáng không thể rơi vào đúng võng mạc. Từ đó, mắt người không nhìn rõ mọi vật.

Cườm khô là bệnh gì? Cườm khô là tình trạng thủy tinh thể trong mắt bị đục

Cườm khô là bệnh gì? Cườm khô là tình trạng thủy tinh thể trong mắt bị đục

Theo các nghiên cứu khoa học, có 3 căn bệnh về mắt gây ra mù lòa nhiều nhất, bao gồm cườm khô, nhóm bệnh bán phần sau và glocom. Trong đó, cườm khô đứng vị trí đầu với tỷ lệ 7,4%. Các bệnh bán phần sau đứng thứ hai với 6,3% và glocom đứng thứ ba với tỷ lệ 4% (matsaigon.com). Như vậy, cườm khô là một trong những nguyên nhân  gây mù hàng đầu hiện nay.

2. Dấu hiệu chói lóa, hay mỏi là biểu hiện đầu tiên cảnh báo cườm đá

Mắt khi bị cườm đá sẽ gặp nhiều triệu chứng. Sức ảnh hưởng của chúng tăng dần theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong thời gian đầu, mắt sẽ cảm thấy mỏi và chói lóa khi nhìn vào ánh đèn. Đây cũng là hai dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết bệnh sớm.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng cần lưu ý là:

  • Mắt nhìn mờ
  • Khó xác định đúng màu sắc
  • Tầm nhìn đôi
  • Tầm nhìn xuất hiện chấm đen
  • Thay kính thường xuyên

Mắt bị cườm khô có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Mỏi và chói mắt khiến người mắc đục thủy tinh thể gặp khó khi lái xe, đặc biệt khi đêm xuống. Ánh sáng từ đèn ô tô đối diện khiến mắt khó chịu, gây ra mất an toàn cho người lái và người đi đường. Các triệu chứng khác của bệnh cũng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày nên bạn cần chú ý tới tình trạng của mắt thường xuyên.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh cườm đá trong mắt là do quá trình lão hóa mắt 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh cườm đá là sự biến đổi cấu trúc phân tử protein trong thủy tinh thể. Chúng không tuân theo sự sắp xếp nhất định mà kết tụ lại thành mảng mờ đục. Điều này xảy ra do lượng gốc tự do độc hại được sinh ra quá nhiều từ quá trình stress oxy hóa.

Khi bước vào độ tuổi trung niên, chất chống oxy hóa dọn dẹp các gốc tự do có hại dần cạn kiệt. Lượng gốc có hại có điều kiện sinh sôi, đẩy nhanh quá trình làm đục thủy tinh thể. Do đó, quá trình lão hóa của mắt là nguyên nhân chính khiến mắt bị cườm khô.

4. Bệnh cườm mắt có thể điều trị bằng các hoạt chất khi còn nhẹ

Phác đồ điều trị của bệnh cườm đá được chia thành hai giai đoạn rõ ràng: Giai đoạn nhẹ và giai đoạn nặng. Khi mắt bị cườm đá ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Để chủ động ngăn chặn bệnh chuyển biến xấu hay mù lòa, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số hoạt chất thiết yếu.

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số hoạt chất thiết yếu trong giai đoạn nhẹ để ngăn chặn chuyển biến xấu

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số hoạt chất thiết yếu trong giai đoạn nhẹ để ngăn chặn chuyển biến xấu

Alpha lipoic acid (ALA) là một hoạt chất cần thiết cho mắt đục thủy tinh thể. Nó có khả năng thấm vào mắt tốt, hồi phục chức năng của chất chống oxy hóa. Khi kết hợp cùng với các loại hoạt chất có nguồn gốc từ thiên nhiên, chúng sẽ làm chậm sự phát triển của bệnh, trì hoãn thời gian phẫu thuật

>>> xem thêm: 8 điều cần biết khi phẫu thuật thay thủy tinh thể mắt bằng phương pháp Phaco

5. Vẫn có các biện pháp để phòng ngừa bệnh cườm mắt đến sớm

5 thói quen dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi nguy cơ bị cườm mắt sớm:

  1. Ăn uống đúng cách:

Các nhà khoa học đã chứng minh vitamin C và E góp phần ngăn ngừa bệnh cườm khô ở mắt. Bạn có thể bổ sung các vitamin từ nguồn thực phẩm quen thuộc như rau xanh, hạt tươi, ớt chuông, cà chua, dầu từ hạt... Ngoài ra, lutein và zeaxanthin cũng là dưỡng chất tốt cần có trong thực đơn hàng ngày.

  1. Không hút thuốc lá:

Thuốc lá làm giảm lượng oxy trong thủy tinh thể, khiến các protein trở nên lộn xộn. Kim loại độc cadmium có trong thuốc lá có xu hướng đọng lại trong nhân thủy tinh thể, đẩy nhanh quá trình hình thành mảng đục. Theo thống kê, số người nghiện hút thuốc có nguy cơ bị cườm đá cao gấp 3 lần người không hút thuốc (jieh.vn).

  1. Đeo kính râm:

Thói quen đeo kính râm sẽ giúp mắt không bị tổn thương bởi  khói bụi, khí độc, tia có hại…Ánh sáng mặt trời chứa tia UV là yếu tố chính thúc đẩy bệnh phát triển ở giai đoạn đầu. Hội Nhãn khoa từ Mỹ đã đưa ra một số tiêu chuẩn dành cho mắt kính đạt chất lượng:

  • Kính có gắn mác loại trừ 100% tia UV
  • Kính ngăn chặn được cả tia UV A và B
  • Kính có vành rộng để chắn không cho ánh sáng lọt vào
  1. Hạn chế uống rượu:

Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Điều này đã được chứng minh bằng nhiều trường hợp thực tế. Khi cơ thể nạp quá nhiều rượu, việc chuyển hóa và bài tiết bị cản trở. Lượng cồn trong máu cao khiến nhiều cơ quan người bị ảnh hưởng, trong đó có mắt.

Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể

Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể

  1. Khám mắt thường xuyên:

Cườm đá cùng các bệnh lý về mắt chỉ có thể được chẩn đoán chính xác bằng thiết bị y tế. Độ tuổi càng cao thì việc thăm khám mắt càng quan trọng. Người ở nhóm tuổi từ 40-64 nên đi khám mắt toàn diện 2-4 năm một lần. Người trên 65 tuổi cần khám mắt thường xuyên hơn.

Tuy hiện nay y học đã cho ra nhiều phương pháp điều trị hiệu quả nhưng người bệnh vẫn phải chịu nhiều tổn thương ở mắt. Do đó, phòng ngừa bệnh từ sớm là việc làm cần thiết. Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ là cách tốt nhất để đẩy lùi bệnh.

Cườm đá trong mắt

2/3 số người mù lòa bị cườm đá trong mắt. Con số trên đã thể hiện mức độ nguy hiểm của bệnh. 5 vấn đề được đề cập trong bài viết đều là những thông tin quan trọng người bệnh cần biết để chữa và phòng ngừa cườm đá. Hy vọng chúng sẽ giúp ích nhiều cho độc giả.

>>> xem thêm: Có thuốc điều trị đục thủy tinh thể cho mắt khỏi hoàn toàn không?